You are here

Người Hà Nội, sao lại thế!

Ảnh của songchi

Song Chi.
Một video clip quay hình ảnh một ông Tây, vào khoảng 17 giờ ngày 2 tháng Bảy vừa qua, vất vả chạy ngược chạy xuôi chặn xe, phân làn…tại nút giao thông Trần Bình Trọng-Trần Nhân Tông (Hà Nội) vì tình trạng giao thông vô cùng lộn xộn tại đây, sau đó được đưa lên mạng. Báo Giáo dục Việt Nam nhân đó làm một loạt bài về ý thức tuân thủ luật giao thông quá kém của người dân Hà Nội. Rất nhiều bạn đọc đã vào bình phẩm, viết bài, thể hiện sự xấu hổ, bức xúc. Thậm chí có nhiều lời bình luận thẳng thắn đến mức phũ phàng kiểu như:
..."Độc giả có tên Người vùng cao là một người chưa từng về Hà Nội nhưng qua video ông Tây bức xúc ra tay phân làn giao thông đã phải công nhận một sự thật phũ phàng có thể làm nhiều người Hà Nội cảm thấy vô cùng xấu hổ: “Mình ở vùng cao chuyên đi lại bằng ngựa, nhưng quả thật ngựa ở vùng cao đi lại cũng trật tự hơn giao thông thủ đô”. ("Ở Hà Nội, tuân thủ luật giao thông bị gọi là con bò, hâm, điên” …, Báo Giáo dục Việt Nam)
Bên cạnh đó, báo Giáo dục Việt Nam cũng làm một loạt bài, hình ảnh về “Những địa chỉ “bún mắng, cháo chửi, ốc lắm mồm” nức tiếng Hà Thành”. Các báo khác cũng từng có những bài viết về cái văn hóa lạ lùng này của nhiều người bán hàng ở Hà Nội:
"Ở Hà Nội vẫn tồn tại những tiệm phở, bún, cháo rất lạ tai: “phở xếp hàng", "bún chửi", "cháo mắng"…(“Kỳ dị ẩm thực Hà Thành: Phở, cháo, bún luyện… thần kinh”, GiadinhNet).
Còn nếu vào google gõ mấy chữ “bún quát, cháo chửi” chẳng hạn, sẽ cho ra hàng lô hàng lốc kết quả!
Phải nói là không ở đâu lại có kiểu phục vụ kỳ lạ như vậy. Người Sài Gòn và miền Nam nói chung khi ra Hà Nội gặp phải những nhà hàng, quán ăn như thế này đều bị “sốc”. Có người ức đến phát khóc. Trong khi đó người Hà Nội vẫn bình thản ngồi ăn như không trong tiếng chửi, mắng khách hàng, mắng người làm xa xả của bà chủ quán, thế mới lạ. Hoặc ăn phở mà phải đứng, phải xếp hàng…rất là cực khổ. Có thể vì người Hà Nội đã quen chịu đựng nên những cái quán kiểu như vậy mới có thể tồn tại, chứ còn ở Sài Gòn một cái quán nào, nhà hàng nào dù nấu ngon đến đâu nếu mà đối xử với khách như thế chỉ có nước dẹp tiệm sớm! Về chủ đề này trên báo Giáo dục Việt Nam, nhiều bạn đọc cũng đã viết bài, có bạn còn nói: "Tôi thách các ông chủ ở Hà Nội kinh doanh tồn tại được ở đất Sài Gòn".
Rõ ràng cung cách phục vụ khách hàng ở Sài Gòn từ những gánh hàng rong, quán ăn bình dân vỉa hè cho đến những nhà hàng sang trọng, từ anh bồi bàn cho đến người chủ quán… đều hơn hẳn Hà Nội mấy bực. Mà không chỉ trong các quán ăn, nhà hàng, nếu ghé vào các cửa hàng quần áo may sẵn, giày dép, hay các mặt hàng khác, bạn cũng có nguy cơ bị ăn chửi, bị “đốt vía” nếu hỏi hay thử mà không mua. Bản thân người viết bài này từng có nhiều kinh nghiệm không vui khi ra Hà Nội. Có những giai đoạn vì đi làm phim, hay có những công việc thường xuyên phải bay ra Hà Nội gần như mỗi tháng một lần, người viết bài rất hiểu thế nào là chuyện phải sống ở Hà Nội khi mình không phải là người ở đây. Chỉ cần nói giọng Nam thôi, là cũng dễ bị lừa, bị chặt chém các kiểu. Còn nếu là du khách, dân Việt kiều mới về nước thì càng bị nhiều vố nặng.
Từ chuyện đi taxi, biết bạn không phải là dân Hà Nội cũng không phải dân miền Bắc, thì bạn rất dễ bị các ông tài xế dở trò chạy lòng vòng cho xa, hoặc xài đồng hồ cước ăn gian để móc túi bạn, nhẹ nhất thì cũng dở trò vòi vĩnh xin thêm. Nếu đi ăn, đi mua hàng thì dễ có nguy cơ bị hét giá cao đến nỗi trả thế nào cũng bị hớ hoặc trúng các loại bún quát, cháo chửi, phở đuổi như đã nói ở trên. Mà không chỉ một lần, tôi để ý thấy người bán hàng đối với người Việt thì coi như rác, nhưng với người nước ngoài thì lại mặt tươi như hoa, tíu tít, niềm nở, thật “nhất bên trọng, nhất bên khinh”. Không biết có phải vì cái tâm lý chuộng ngoại, cứ thấy người nước ngoài là nể nang hay không. Các dịch vụ từ gội đầu, uốn tóc, massage…nhìn chung chất lượng và cung cách phục vụ cũng kém Sài Gòn, mà giá chưa chắc đã rẻ hơn.
Từ trước đến nay, mỗi khi dư luận phàn nàn về những cái xấu, dở của người Hà Nội, những người bênh vực thường hay bảo những hiện tượng đó không phải là bản chất của người Hà Nội, rằng người Hà Nội gốc không thế, rằng dân ngoại tỉnh đã làm “bẩn” Hà Nội. Nhưng nếu công bằng mà xét, Sài Gòn có số dân cư 8-9 triệu người hoặc hơn trong khi Hà Nội chỉ khoảng 5 triệu. Dân Sài Gòn còn là dân tứ xứ hơn dân Hà Nội nhiều. Thực tế rất nhiều người miền Bắc vào Sài Gòn làm ăn sinh sống, rồi dân vùng quê ở miền Trung, miền Nam…Trong khi đó ở Hà Nội rất ít người từ miền Nam, miền Trung ra làm việc và sinh sống lâu dài. Như vậy dân Sài Gòn phải đa dạng hơn, trong đó dân nhập cư, dân tỉnh lẻ chiếm đa số, thế nhưng vì sao cách sống, cách phục vụ khách vẫn tốt hơn?
Ở Sài Gòn bây giờ cũng rất ít người Sài Gòn gốc. Từ hồi nào tới giờ thành phố này vốn là nơi đất lành chim đậu, người ở đâu đến cũng có thể làm giàu, thành đạt nếu chịu khó, và chẳng bị phân biệt gì. Ít nghe người sống ở Sài Gòn đổ thừa cái này cái kia là do dân nhập cư, dân tỉnh lẻ chứ người Sài Gòn gốc không thế.
Xem ra cái tự hào Hà Nội là thủ đô, người Hà Nội là dân thủ đô vẫn còn in đậm trong suy nghĩ của nhiểu người. Từ trường học, sách giáo khoa cho đến mọi bài báo, bài viết, mọi lời phát biểu của ai đó cũng luôn luôn có những cụm từ “Hà Nội là đất ngàn năm văn vật”, “Hà Nội là cái nôi văn hóa, là trung tâm văn hóa của cả nước”, “người Tràng An-Hà Nội thanh lịch” v.v…Nhưng nhiều hiện tượng trong thực tế cho thấy Hà Nội đã không chứng tỏ được như vậy.
Sài Gòn tổ chức Hội hoa Xuân, phố hoa Xuân vào dịp Tết từ bao nhiêu năm nay thì không sao, nhưng đến khi Hà Nội tổ chức thì cứ xảy ra nạn vặt hoa, bẻ cành, giẫm lên cỏ, thậm chí cướp cả chậu hoa mang về nhà, buộc lòng bao nhiêu bảo vệ phải canh giữ lom lom....Lễ hội ngàn năm Thăng Long vừa xong thì khắp các đường phố là cả bãi rác, đủ loại rác vứt bừa bãi khắp nơi. Con gái Hà Nội rất xinh nhưng thú thực, nhiều cô cứ mở miệng ra là chửi tục như hát hay, nghe mà "choáng".
Sài Gòn chưa bao giờ được tiếng là cái nôi văn hóa, nhưng trong thực tế, lại là nơi mà tỷ lệ người dân bỏ tiền ra thưởng thức các hoạt động văn hóa nghệ thuật nhiều hơn hẳn so với các thành phố lớn khác trong cả nước. Từ số lượng sách được bán ra mỗi lần Hội chợ triển lãm sách cho đến các sân khấu luôn luôn sáng đèn quanh năm, rạp chiếu phim có số lượng vé bán ra nhiều hơn ngoài Hà Nội, các phòng trà ca nhạc với giá vé không hề rẻ nhưng vẫn sống được, vẫn mời được những ca sĩ hàng đầu từ ngoài Hà Nội vào hay từ hải ngoại về với cát xê rất cao để bà con thưởng thức…Các Nhà văn hóa quận, Nhà văn hóa Thanh Niên, Nhà văn hóa Phụ Nữ…luôn luôn tấp nập người từ sáng đến tối đến hoạt động, vui chơi, ghi danh học cái này học cái kia, trong khi những nhà văn hóa kiểu này ở Hà Nội thì vắng hoe vắng ngắt.
Nói tất cả những điều này không phải để chê bai Hà Nội, đề cao Sài Gòn theo kiểu “địa phương chủ nghĩa”, gây mất đoàn kết. Nhưng nói những điều này để người Hà Nội xem lại, chính quyền thành phố Hà Nội xem lại và điều chỉnh những gì chưa hay chưa đẹp. Bởi vì dẫu sao, Hà Nội là thủ đô, thì không nên có những hình ảnh xấu xí như vậy cứ tồn tại mãi, khiến người dân cả nước mất cảm tình mà quan trọng hơn, là du khách nước ngoài, nếu du lịch hoặc sinh sống, làm việc ở Hà Nội, họ sẽ có những suy nghĩ như thế nào.
Tự hào là thủ đô, là người thủ đô, không phải để cứ mỗi cái xấu cái dở lại đổ thừa cho dân nhập cư hoặc nuối tiếc về cái thời nào xa lắm “Hà Nội đâu có như thế”. Tự hào về Hà Nội cũng không phải cứ cố mà mở rộng thủ đô cho to, xây thêm nhiều công trình “thế kỷ”, hay tổ chức lễ hội ngàn năm Thăng Long Hà Nội quá tốn kém, mà nên tập trung chấn chỉnh từng cái cái xấu cái dở, xây dựng phong cách sống sao cho lịch sự, văn minh để tạo nên ấn tượng đẹp trong mắt người nước ngoài. Và để Hà Nội đúng nghĩa là "trái tim của cả nước".

Bài bình luận

Nói tất cả những điều này không phải để chê bai Hà Nội, đề cao Sài Gòn theo kiểu “địa phương chủ nghĩa”, gây mất đoàn kết. SC Có nên đoàn kết với "dạng" văn hóa dở hơi đó không? Không chừng bị đánh nhầm vì cùng lứa !

Tôi là một người Hà Nội. Người xưa nói: Miếng ăn là miếng nhục. Không hiểu tại sao vẫn ngồi ăn được khi tiếng chửi mắng, quát tháo ầm ĩ xung quanh. Bát phở, tô bún ngon lắm ư ? Có thấy nhục không ?. Riêng tôi cho không cũng không thèm ăn trong sự khinh bỉ, vô lễ và coi thường như vậy. Có lần chú em mời ăn phở. Chú ấy đứng xếp hàng khá lâu. Tôi thấy nhục nhã quá. Tôi bảo sang hàng khác mà ăn. Mình ngồi đàng hoàng, được phục vụ tận nơi. Ăn ngon hơn nhiều. Hay là tôi đã già rồi. Hay là tôi không biết thưởng thức miếng ngon. Xin vâng. Ngon mà nhục không bao giờ tôi ăn.

Tôi nghe,tôi xem báo,tôi có hỏi và tôi thấy như vậy, chẳng qua chế độ thối tha dốt nát CSVN làm cho con người thanh nhã Hà thành biến chất như thế nhưng vẫn còn tồn tại đâu đó những con người và hình ảnh đẹp của Hà Nội thóang hiện rất bất ngờ giống như. ..ông.

<p>Từ năm 1991-1993 nhờ l&agrave;m nghề t&agrave;i xế t&ocirc;i c&oacute; dịp ra HN 3 lần. Ng&agrave;y ấy HN c&ograve;n kh&aacute; lắm, chưa nghe phụ nữ n&oacute;i tục, kh&ocirc;ng c&oacute; b&uacute;n mắng ch&aacute;o chửi, cũng kh&ocirc;ng thấy chặt ch&eacute;m bao nhi&ecirc;u, duy chi c&oacute; vấn đề vệ sinh ẩm thực v&agrave; m&ocirc;i trường th&igrave; kh&ocirc;ng được tốt lắm! chỉ c&oacute; 1 chuyện đặc biệt t&ocirc;i kh&ocirc;ng bao giờ qu&ecirc;n: V&igrave; l&agrave; người miền nam ra bắc n&ecirc;n t&ocirc;i hay đi lạc đường v&agrave; cứ mỗi lần như thế lại bị CAGT phạt sạch t&uacute;i tiền kh&ocirc;ng c&ograve;n 1 xu. Phạt xong đ&atilde; rồi mới chỉ đường cho m&igrave;nh đi!. Chẳng lẽ từ ấy đến nay thời gian chưa bao l&acirc;u m&agrave; văn h&oacute;a HN thay đổi đến thế sao? M&agrave; l&agrave; thay đổi đi xuống?! Nếu thế th&igrave; từ nay bố t&ocirc;i cũng kh&ocirc;ng d&aacute;m ra HN nữa, kh&ocirc;ng phải v&igrave; sợ CAGT m&agrave; sợ khi đ&oacute;i sẽ kh&ocirc;ng biết ăn g&igrave; ở d&acirc;u để kh&ocirc;ng bi người ta mắng chửi! Chỉ tiếc 1 điều l&agrave; chưa đi xem triển l&atilde;m x&aacute;c chết.</p>

Hà Nội trước 1954 vốn thanh lịch. Sau 1954 đến nay, mới đổ đốn ra thế. Văn hóa Mác - Lê mà

Sau 1954 Hà Nội thanh lịch đâu còn nữa. Cứ nhìn toàn cảnh đạo đức XHCN trên đất nước VN thì biết.

Không chỉ riêng SC,GS N.H.Quốc cũng đã viết bài"Ai đã làm HN như thế này",không riêng về tôi mà nhiều người cũng có kinh nghiệm về người HN có bản chất như vậy.Đây là vết lở của quê hương vn, vết đau chung cho cả dân tộc,vết ung nhọt này sẽ còn lan rộng khắp cùng đất nước.Cùng dòng máu Việt mà sao lai khác nhau như vậy?Các bạn cũng hiểu nguyên do từ đâu rồi .Tôi nghĩ đối với những người có dòng máu Việt,có quan tâm đến đất nước,dân tộc cũng phải tìm cách tiêu trừ chế độ cs trên quê hương.Ngày nào chế độ này còn tồn tại là một đại tai họa cho dân tộc,đất nước.Nó tàn phá con người còn hơn bom đạn.

Cũng đúng thôi, nguyên nhân sâu xa hơn có lẽ nó bắt nguồn từ cái nôi văn hóa kiểu cộng sản tại VN là Hà nội...hình thức, giả tạo, nhồi nhét...quen rồi. Thành thử lâu ngày nó thấm vào đời sống về mọi mặt. Sống ở đây mà cảm nhận cuộc sống luôn tiềm ẩn nhiều thứ hết sức phức tạp, bất tự nhiên và nguy hiểm! "Bình yên một cách đáng sợ"

Đạo đức con người đã và đang xuống cấp mọi nơi .Thượng bất chánh hạ tất loạn,đạo đức làm người không được coi trọng.Các Thầy các Cha trong các tôn giáo đa số được bổ nhiệm bởi "Ban tôn Giáo" của Đảng,những người này là đảng viên làm theo lệnh.Các Cha,Thầy đã từ bỏ của cải,danh lợi để đi tu,các Ngài đâu còn muốn quyền hành để làm gì.Chúng đã nắm hết các quyền hành còn tranh dành "quyền" với các Thầy Cha,bởi vậy vn không có Tự do tôn giáo là thế.HT Thích Quảng Độ,LM.Ng.văn Lý đã bao lần ngồi tù vì các Ngài thấy điều này ,quyết sống chết với sự nguy hại của cncs,tranh đấu cho con người vn có được Tự Do.

(Sinh Bắc Tử Nam) Chả có gì lạ cả, từ khi 1954 Ðảng về Hà Nội với bầy trâu bò, thì Văn hoá Hà Nội đã mất rồi. Người Hà nội chẳng còn bao nhiêu. Khi đoàn quân Bác Ðảng vào thành, đồng nghĩa là đem theo văn hoá rừng núi, kế đến xây dựng lớp người mới trong thể chế mới ...văn hoá mới : văn hoá Cộng Sản. Theo sau bất một sự xâm lược vũ lực đều theo sau có sự xâm lược văn hoá. Vì thế Văn hoá Hà Nội phải mất, khi tất cả thế hệ hiện sống tại Hà nội hiện nay đều sinh ra và lớn lên sau 1954 và sống trong cái văn hoá Cộng Sản đó : văn hoá tố khổ, văn hoá mọi rợ, văn hoá bịp của thời Cộng Sản Nguyên Thuỷ. Làm sao trở thành người tốt được khi cả ngày đều thấy và nghe trên đài TV, đài phát thanh, báo chí nhà nước, loa phường ... toàn những lời dối trá, lừa đảo. Có tốt cách mấy con người cũng biến chất khi nghe mỗi ngày. Chính Ðảng và nhà nước CSVN đã tuyên truyền và khuyến khích cái văn hoá lừa đảo văn hoá vô luật và đứng trên luật, Ai cũng biết Ðảng và Nhà Nước giả dối, không thật...nhưng phải nghe rồi tự động học và làm, sống theo cái văn hoá CS đó... vì nếu họ sống thật quá trong cái xã hội mọi rợ như thế ... hoá ra họ tự giết họ. Saigon thì khác hoàn toàn, nói chung cả miền Nam VN. Cho dù dân tứ xứ vào Nam, vào Saigon rất nhiều, nhưng mà vẫn là thiểu số so với người dân miền Nam. Dân Miền Nam dù sao đã sống trong xã hội Tự Do, quy củ và được giáo dục về đạo đức dưới các thời Diệm, Thiệu dù bị chiến tranh. Chưa kể luật pháp cũng đàng hoàng dù còn non trẻ, ít ra ai cũng tự cảm thấy "ngượng ngùng" khi bị phạm luật hay làm điều không phải. Cho dù Miền Nam đã mất, nhưng cái văn hoá, văn minh của nó vẫn còn lưu giữ trong mọi gia đình của người miền Nam. Cho dù người Bắc có vào Nam đông cũng không thề áp đảo được. Cái văn hoá Hà Nội đã mất tứ năm 1954. Bây giờ là Văn Hoá Cộng Sản thôi.... cứ nhìn và đọc báo đài Nhà Nước hàng ngày thì thấy sự dối trá, lừa đảo, vô luật như thế nào... thì bảo Người Hà Nội còn bao nhiêu người tốt, có văn hoá ... thì quả là hiếm lắm đấy.