You are here

Chuyện đi học ở VN, đi học ở nước khác.

Ảnh của songchi

Song Chi.
Gọi điện thoại về VN cho người chị họ, có cô con gái năm nay đang học lớp 9, chuẩn bị năm tới thi chuyển cấp. Con bé đang bị ba mẹ ép học đến xanh cả người. Ngày nào cũng ra khỏi nhà từ 6:30 sáng đến 9:30 tối mới về tới nhà. Là vì con bé học bán trú, 5:30 chiều mới tan trường, mẹ đi đón, mua thức ăn cho ăn tại chỗ xong tức tốc chở qua Trung tâm bồi dưỡng văn hóa Lý Tự Trọng cho học thêm. Tuần 6 ngày lịch y như nhau. Chủ Nhật cũng không được nghỉ, vì còn học Anh Văn, học bơi gì đó. Ngày nào cũng ngồi suốt từ sáng đến tối nên con bé hết bị đau khớp háng, lại đau..xương cụt, cứ phải ngồi nghiêng nghiêng hết mông này lại đến mông kia! Khốn khổ. Không có thời gian giải trí, tối về học bài ở trường xong là lăn ra ngủ. Ti-vi, phim ảnh, hay sách truyện đều bị mẹ cấm tiệt, bao giờ thi xong, đậu xong hẳn hay.
Tôi kêu lên học như thế không ích lợi gì đâu, lối học thụ động chỉ toàn đến lớp nghe thầy giảng rồi chép, không có thì giờ tự học, tự suy nghĩ, rồi mai mốt khi thi gặp trúng bài toán đã học rồi chẳng hạn, vẫn không biết giải như thường. Nhưng tôi biết, có nói thì bà chị họ vẫn cứ bỏ ngoài tai, vẫn thúc con bé học theo cái lịch như thế suốt năm. Mà ngay chính con nhỏ cũng đòi học thêm, vì các bạn ai cũng học, mình không học làm sao thi đậu nổi. Lại đang mơ đậu vào trường chuyên Lê Hồng Phong thì càng phải ráng. Đối với học sinh/phụ huynh ở Sài Gòn, những cái tên như trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, THPT chuyên Trần Đại Nghĩa hay Trường Phổ thông Năng Khiếu là niềm mơ ước, hãnh diện, phải phấn đấu để vào cho được. Cũng như dân Hà Nội đối với trường THPT chuyên Amsterdam (bây giờ là Trường THPT chuyên Hà Nội -Amsterdam) hay THPT Chu Văn An vậy.
Những ông bố bà mẹ ở VN điên rồ, kéo theo con cái họ cũng điên rồ, lao vào sự học bất kể ngày đêm. Học từ trước khi vào lớp Một. Từ lớp Một đã đi học thêm, và học thêm suốt 12 năm của bậc tiểu học cho tới trung học. Học thêm Toán, Lý, Hóa, Sinh, Ngoại ngữ…rồi còn học thể dục, bơi lội, aerobic, múa…, học đàn piano, violon, học vẽ, học chơi cờ…Nghĩa là học đủ thứ. Không có ngày nghỉ. Không có mùa hè. Nói cho ngay, đó chỉ là học sinh ở các thành phố lớn, chứ ở nông thôn, vùng sâu vùng xa, học chữ thôi đã không có tiền, tiền đâu mà cho con đi học những thứ xa xỉ khác!
Cũng chỉ tại cái nền giáo dục điên rồ, chạy theo thành tích, điểm số, chuộng cái hư danh-có sự phân biệt giữa trường chuyên, trường điểm, trường chọn…với trường thường, nên các ông bố bà mẹ mới phải thúc vào lưng con, ép con phải vào bằng được trường chuyên, không vào được thì…chạy tiền, nhờ cậy người quen. Rồi một xã hội điên rồ, chuộng bằng cấp hơn khả năng thực, nên mới có chuyện chạy điểm, chạy bằng, mua bằng, bằng giả bằng dỏm v.v…
Hồi còn ở VN, tôi thuộc loại không ép con học nhiều. Cũng may, con nhỏ học được, thi vào Lê Hồng Phong khá là nhẹ nhàng. Nhưng phải học trong cái môi trường rất căng xung quanh, con nhỏ cũng than chả có thì giờ đâu mà đọc sách, xem phim, mỗi ngày học xong về nhà làm cho xong bài tập, học bài ngày mai là đã nửa đêm.
Đến khi sang Na Uy là một môi trường giáo dục khác hẳn, không khí học tập khác hẳn. Chả có cái khái niệm trường chuyên trường chọn gì cả. Mọi trường đều như nhau. Điều kiện học tập ở thủ đô Oslo hay ở thành phố Kristiansand tuốt phía Nam hay mãi tận phía Bắc cũng đều như nhau. Học sinh ở đây đi học rất là thoải mái. Chả có chuyện phải đi học thêm. Cũng không bị sức ép về điểm số gì cả. Đối với học sinh bậc tiểu học, thầy cô ở đây không cho điểm. Lên đến lớp 7 mới có điểm. Nhưng điểm của ai người đó biết. Thầy cô không bao giờ công bố điểm của học sinh trước lớp để tránh cho những học sinh học kém bị mặc cảm. Trong lớp học, thầy cô cũng không bao giờ gọi học sinh lên trả bài mà để em nào tự nguyện muốn lên thì lên.
Thầy cô thoải mái, cha mẹ cũng thoải mái, chả thúc ép. Bài vở thường thanh toán tại lớp để về nhà còn thời gian nghì ngơi, giải trí. Mùa hè là tuyệt đối nghỉ ngơi, vui chơi. Nhà trường thu lại hết sách. (Sách vở từ bậc tiểu học, trung học là nhà trường phát cho mượn, khỏi phải mua. Học phí bậc trung học tất nhiên cũng miễn phí). Chương trình học so với bên VN là nhẹ hơn nhiều, nhất là các môn khoa học tự nhiên. Nhưng ở bậc trung học, nhất là những năm cuối, học sinh được rèn luyện nhiều về khả năng học nhóm, làm việc chung, khả năng tranh luận, thuyết trình những vấn đề dưới cái nhìn riêng của mình. Và không có đề tài, chủ đề gì là cấm kỵ, cũng không phải sợ hãi gì nếu nói ngược với ý kiến của thầy cô.
Nhưng cái gì thì cũng có mặt này mặt kia. Học hành nhẹ nhàng thoải mái không bị thúc ép như thế nên phải nói thật, nhìn chung học sinh ở Na Uy…lười hơn học sinh ở VN. Không thật cố gắng, nếu chương trình khó hoặc học thấy không vui là…nghỉ, đi học nghề hoặc đi làm. Nếu học sinh ở Na Uy mà sang VN hay Trung Quốc chẳng hạn, nhìn thấy sự học căng như thế nào chắc là lè lưỡi phát khiếp!
Con gái tôi học chương trình IB (International Baccalaureate), là chương trình tú tài quốc tế, so với chương trình của Na Uy có nặng hơn, nhưng nặng vì phải tự đọc thêm nhiều sách, viết các bài essay, phải thuyết trình…chứ cũng chẳng ai thúc ép gì. Khi còn ở VN, con bé rất ngại học các môn Văn, Sử-phải nói là chán. Mà thử hỏi chương trình môn Văn, môn Sử dạy như vậy học sinh nào chẳng ngán? Văn thì cứ học đi học lại thơ Bác Hồ, thơ Tố Hữu, thơ văn cách mạng…Sử thì hết hai phần ba là lịch sử đảng cộng sản, với những trận đánh, những con số ngày tháng năm…nhức cả đầu. Chưa kể, thời đại đã thay đổi mà quan điểm chính trị, cái nhìn trong những quyền sách giáo khoa vẫn là quan điểm, cái nhìn từ thời trước năm 1975, lịch sử thì bị bóp méo, sai sự thật…Chẳng trách vì sao ở bậc trung học, số lượng học sinh chọn ban C (Văn, Sử, Địa) luôn luôn rất thấp, khi thi đại học số lượng thí sinh chọn các ngành Văn Sử Địa cũng vậy. Hiện tượng hàng ngàn thí sinh bị điểm 0 môn Sử trong kỳ thi tuyển sinh Đại học năm 2011 vừa qua cho thấy học sinh không hứng thú với môn Sử nên học không vào, đó là do chương trình, cách dạy mà ra.
Còn nhớ khi trả lời phỏng vấn của báo chí về chuyện này, ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phạm Vũ Luận đã cho đó là “chuyện bình thường”, rằng “Các bạn hãy nhìn rộng ra nhiều nước trên thế giới này, không chỉ ở Việt Nam có hiện tượng này. Vì tiếng nói của khoa học lịch sử trong cuộc sống hiện đại hôm nay ít, cơ hội tìm việc làm của những người giỏi sử ít. Nhìn kỹ một chút các bạn sẽ thấy môn lịch sử kém thu hút, điểm lịch sử thấp không phải chỉ ở Việt Nam, ở châu Á. Đó là chuyện của thời đại, của thế hệ này, do cách mạng khoa học công nghệ, do sự biến đổi, đòi hỏi của thị trường lao động”. (Báo Pháp luật TP.HCM ngày 30.7.2011)
Xin thưa với ông Bộ trưởng, chả biết ông dựa vào đâu để nói “môn lịch sử kém thu hút, điểm lịch sử thấp không phải chỉ ở Việt Nam, ở châu Á. Đó là chuyện của thời đại,…” Riêng chương trình IB mà con gái tôi đang học, trái ngược với hồi còn ở VN, cháu cực kỷ thích môn Văn, môn Sử. Bởi môn Văn, cháu được học đủ các tác giả nổi tiếng trên thế giới, không có nhà văn nào là “cấm kỵ”, từ J. D. Salinger, Gabriel Garcia Marquez, George Orwell, Chinua Achebe, F. Scott Fitzgerald, Patrick Suskind, William Golding, Mark Twain, Mary Angelou, các nhà thơ Shakespeare, Robert Frost, Sylvia Plath…ngoài ra cỏn đọc thêm Franz Kafka, Albert Camus…
Môn Sử thế giới thì được học bắt đầu từ thế chiến thứ nhất tới nay, đặc điểm các chủ nghĩa (phát xít, tư bản, cộng sản), sự sụp đổ của các nước cộng sản, phần historiography (cách các nhà sử học nhìn 1 sự kiện qua các giai đoạn: orthodox, revisionist, post-revisionist)… Với một cái nhìn khách quan, trung thực, mọi chuyện trên thế giới xảy ra như thế nào thì tường thuật thế ấy, không chủ trọng những chi tiết như ngày/tháng trừ những sự kiện thật sự quan trọng, mà chú trọng cách hiểu và khái quát vấn để, trình bày lại dưới cái nhìn của riêng mình.
Chưa kể môn Theory of knowledge rèn luyện kỹ năng critical thinking, cách nhìn vấn đề từ nhiều hướng, đưa ra một quan điểm và lật ngược lại, chấp nhận mọi thứ trên đời không có gì thực sự chắc chắn, sự ảnh hưởng của văn hóa, kinh nghiệm, quốc gia… tới quan điểm, cách nhìn… của mỗi cá nhân v.v…
Khi học, học sinh tha hồ tranh luận với giáo viên, giáo viên cũng rất khuyến khích học sinh có quan điểm riêng, độc lập. Chính vì vậy học sinh rất thích các môn khoa học xã hội nhân văn, chương trình học ở bậc trung học cũng đặt nặng các môn này hơn các môn khoa học tự nhiên, vì chính kiến thức thu được từ những môn khoa học xã hội nhân văn mới là kiến thức đi theo chúng ta suốt cả cuộc đời, ảnh hưởng đến nhân cách của chúng ta.
Khi hỏi những người quen, bạn bè đang sống ở Mỹ, Úc, Canada, Pháp…tôi thấy tình hình giáo dục ở bậc phổ thông của những nước này cũng tương tự.
(Đó là mới nói đến giáo dục ở bậc phổ thông trung học, còn ở bậc đại học thì cách học, cách dạy cũng như khoảng cách giữa nền giáo dục của VN và các nước phát triển trên thế giới càng xa vời vợi.)
Vậy thì lỗi không phải ở riêng những bậc phụ huynh VN khi ngược xuôi chạy trường điểm cho con, khi thúc ép con phải học đến xanh cả người, lỗi cũng không phải ở riêng học sinh khi hiện tượng xài “phao”, quay cóp…diễn ra phổ biến tại các kỳ thi, kể cả việc hàng ngàn thí sinh bị điểm 0 môn Sử…Chính là nền giáo dục của VN có vấn đề.
Một nền giáo dục lạc hậu, nhồi nhét quá nhiều kiến thức chết, vô bổ trong khi lại thiếu hẳn phần xây dựng óc độc lập, biết tư duy, biết tranh luận…cho học sinh. Một nền giáo dục dạy và học thuộc lòng là chính, đào tạo học sinh chỉ biêt nghe, chép, không được phép tranh luận hay nghĩ khác, nói khác với thầy cô, sách giáo khoa. Một nền giáo dục chỉ nhằm lấy bằng để đi làm, có vị trí trong xã hội. Một nền giáo dục chỉ nặng lý thuyết mà ít thực hành, chỉ truyền đạt kiến thức sách vở mà không chú trọng đạo đức, nhân cách, triết lý sống, quan điểm sống cho học sinh…Nói tóm lại, thiếu vắng hẳn một triết lý giáo dục, không biết mục tiêu thật sự để đào tạo Con Người là gì và như thế nào.
Hậu quả ra sao cứ nhìn chất lượng "đầu ra" (trình độ kiến thức phổ thông, kiến thức chuyện môn của người có bằng cấp) ở VN, cho đến sự xuống cấp của đạo đức xã hội, sự tha hóa về mặt nhân tính trong con người VN nói chung lâu nay thì rõ.
Đã có hàng vạn ý kiến từ các nhà giáo, chuyên gia…, và từ chính lời “kêu cứu” của phụ huynh và học sinh, hàng ngàn biện pháp cải cách giáo dục được đưa ra, nhưng giáo dục VN cứ ngày càng nát bét. Bởi, một nguyên nhân đơn giản, giáo dục, cũng như các lĩnh vực khác của xã hội, phải dựa trên việc tôn trọng Con Người, nghĩa là tôn trọng nhân quyền, tôn trọng sự tự do, độc lập của mỗi cá nhân, và tôn trọng Sự thật. Mà những cái này thì không thể có trong một xã hội độc tài, nên mọi cải cách, sửa đổi cũng chỉ chạm đến phần ngọn của vấn đề mà thôi!
Và học sinh VN sẽ vẫn tiếp tục khổ sở, thiệt thòi như các thế hệ cha anh của họ!

Bài bình luận

Song Chi đã rất tử tế, quá lich sự nói về nền giáo dục nước ta hiện nay : ".......nền giáo dục VN có vấn đề. " Đúng ra phải nói sự thật đó là nền giáo dục bệnh hoạn và què quặt .Ngày nay cả thế giới đã vất bỏ chủ nghĩa Mác-lê vào thùng rác thì ở VN bộ Giáo Dục vẫn bắt các học sinh & Sinh viên học thuộc lòng như kim chỉ nam cuộc đời ! vẫn là 1 điểm quan trọng nhất trong hệ thống GD XHCN. Học tập " tư tưởng HCM " mà chính ngay HCM luôn luôn phủ nhận : " Tôi chẳng có tư tưởng gì cả !......" , .....tất cả toàn là học giả dối và lừa bịp ! Trẻ em phải học giả dối , tham nhũng, móc ngoặc từ thuở bé bằng cách học kiểu phải " bồi dưỡng thầy cô thì mới được điểm cao" , cha mẹ phải đóng đủ thứ tiền cho nhà trường , hệ thống GD trở thành 1 bọn cướp cạn .Than phiền với các thầy cô, nhà giáo dục thì họ nói : "ngành nào chả ăn ? không ăn thì chết đói ? cứ nhìn bọn bên " lương y như từ mẫu " thì biết chứ chả cần gì hay dám so với CA ,Hải quan, Nhà đất , cán bộ đảng !!!!!" Nhìn trẻ em VN đi học mà tội cho chúng quá , Ban Giám hiệu các trường " vô tư' đưa ra mọi kiểu để hành hạ các em , các em quần quật tự sáng sớm đến tối đêm , không có ngày nghỉ ngơi đúng nghĩa. Mục đích chính của các nhà giáo dục nước ta là " bày chuyện để kiếm thêm TIỀN ", ngay cả đồng phục , đồ thể thao cũng ăn chia với nhà cung cấp.Bày ra trường chuyên , trường giỏi thì mới thêm đút lót v.v.... họ đang cố chứng minh họ cũng bẩn thỉu như các ngành khác vây sao ? Ra nước ngòai thấy các trẻ em sống ở các nước văn minh mà tủi hổ cho VN quá , họ học như đi chơi , đi chơi mà học thật .Nhẹ nhàng thế ,nhưng vào Đai học thì hơn hẳn sinh viên ta , nhất là cấp trên cử nhân, kỹ sư , các sinh viên Việt đa số hoàn toàn đuối , mất hẳn tư duy độc lập, suy nghĩ rất kém chứ không như báo đài VN phét lác về 1 vài trường hợp cá biệt đâu. Hy vọng thay đổi ? không có trong chế độ này , vì nó không còn là hiện tượng mà đã trở thành bản chất chế độ . Ngành GD chỉ là 1 ngành trong mắc xích chính quyền chuyên chính, khi cả bộ máy băng hoại hư hỏng thì 1 bộ phận làm sao chạy tốt được ? Thí dụ điển hình , gần đây có người yêu cầu PTT Thiện Nhân xóa bỏ " hệ tại chức " vì chỉ đào tạo ra 1 lớp người " có bằng cấp mà không có kiến thức gì " Ông Nhân đã trả lời rõ ràng trên báo : " Không làm được đâu, vì đụng đến "nồi cơm " của các trường " . 1 nền giáo dục mà chỉ có " nồi cơm " chỉ đạo, chi phối thì còn thuốc nào chữa đây?

Để ý làm gì những đầu óc bả đậu.Cha nào thì con nấy.Bọn này lúc nào mà chẳng thế,đúng hay sai không bao giờ biết cảm nhận hay phân biệt.Người ta nói ra mà chệch theo ý của chúng,là chúng gân cổ lên phản pháo sùi cả bọt mép,phải tỏ ra hơn thiên hạ mới được.Chúng là loài cặn bả xả hội VN và cộng đồng thế giới.Một đám giòi bọ của đất nước,chỉ có triệt tiêu bọn chúng là thượng sách nhất,ngoài ra không còn một phương pháp nào có thể dẫn dắt chúng trở thành người lương thiện cả.Những tên này nếu cuộc đời trôi êm ả thì không sao,chẳng may bị thất sũng, Đảng đá văng đi,thì bọn chúng là kẻ hăng hái nhất,điên cuồng man dại nhất, cắn xé lại Đảng.Nhiều sự việc điển hình ta đã thấy rồi đó.Bởi vậy nếu có cơ hội phải triệt tiêu bọn cuồng tín này,chớ không thể lưu dụng.

Đất nước giàu mạnh là nhờ có 1 nền giáo dục tiến bộ và đầy tính cạnh tranh. Nước VN chúng ta không có được như vậy , đó cũng là lý do mà phong trào du học đang rầm rộ trong nước hiện nay. Nếu thực sự phong trào này là để khai trí và canh tân giáo dục cho đất nước, chứ không phải lợi dụng nó để tị nạn ra nước ngoài. Giáo dục tốt là chìa khóa của 1 đất nước giàu mạnh. Điều này không chối cải được. Còn nền giáo dục yếu kém và thiếu sức cạnh tranh thì sẽ đào tạo ra những con người nhu nhược biếng lười. Biếng lười trong tư duy và hành động. Làm gì cũng làm lấy rồi , suy nghĩ thì không thấu đáo cặn kẻ . Không đủ mạnh trong tư duy để thừa nhận những sự thật hay chỉ trích đúng đắn cuả ngươi khác. Cho nên khi có người chỉ ra cái yếu kém của mình thì là mất bình tỉnh , mất tự chủ... chỉ giỏi gào lên và tìm cái khiếm khuyết của ngươi khác mà tấn công và đi lạc ra khỏi chủ đề một cách ngu xuẩn. Nền giáo dục lạc hậu thiếu tính cạnh tranh dể làm cho chúng ta rơi vào căn bịnh tự ru ngũ , tự ca tự sướng, tự bịt mắt mình trước những tiến bộ ào ạt của các nền gia'o dục khác. Cả nước lâu lâu đẻ ra được ông tiến sĩ toán học là chúng ta đã gào lên sung sướng. Chúng ta vơ ông vào lòng nhận lấy là người VN và chỉ có ngươi VN và nền giáo dục VN và với sự lảnh đạo của Đảng mới sản sinh ra nhân tài như thế ! Chúg ta tự ru ngũ 1 cách vu vơ như vậy mà không chịu hiểu và thừa nhận là nếu không có sự đào tạo của các nều giáo dục của Tây và Mỹ thì chúng ta cũng không có ông tiến sĩ đó ! Nó giống như mẹ nghèo dốt đẻ con ra bỏ chợ , may mắn được nhà giàu có nuôi cho ăn học đàng hoàng nên người , nay ngươi con trở về thì ngưoi mẹ nhào ra dành lấy hết công nuôi dưởng... Chưa nói thấy ngưòi có học vị chúng ta lại cũng muốc có cái vinh dự đó nhưng lại không chịu trả giá bằng tư duy tri thức , lại tính lười biếng - chúng ta mua đại cái bằng vớ vẩn nào đó treo lên cho nó oai. Chúng lừa ngươi khác và tệ hại nhất là lừa cả chính mình. Nó thiếu giáo dục và thiếu tự trọng là chổ đó ! Tất cả hệ lụy đó là do 1 nền giáo dục lạc hậu què quặt tạo ra ! Chúng ta phải biết chấp nhận sự thật , tu thân , và phục thiện thì họa may nước ta mới khá được !

Toi rat thich bai nay Qua dung,noi nua..viet.nua di song chi. hàng ngàn biện pháp cải cách giáo dục được đưa ra, nhưng giáo dục VN cứ ngày càng nát bét. Bởi, một nguyên nhân đơn giản, giáo dục, cũng như các lĩnh vực khác của xã hội, phải dựa trên việc tôn trọng Con Người, nghĩa là tôn trọng nhân quyền, tôn trọng sự tự do, độc lập của mỗi cá nhân, và tôn trọng Sự thật. Mà những cái này thì không thể có trong một xã hội độc tài, nên mọi cải cách, sửa đổi cũng chỉ chạm đến phần ngọn của vấn đề mà thôi! Và học sinh VN sẽ vẫn tiếp tục khổ sở, thiệt thòi như các thế hệ cha anh của họ!

Trong nước bây giờ xuất hiện thành ngữ "tỵ nạn giáo dục". Nhưng phần đa là quan chức trung cao cấp hoặc những người có tiền mới có thể cho con đi tỵ nạn giáo dục tại Singapore, Úc, Tân Tây Lan, hoặc Âu Mỹ. Dân nghèo đừng mơ!

Con nguoi ta mau quen! Hoi con o VN co cung ... cong duoi chay so cho con di hoc o truong Le Quy Don, chu khong phai Le Hong Phong nhu co noi. Bay gio di khoi duoc cai dat nuoc khon kho thi co lai voi vang cuoi che nhung bac cha me khac o VN la dien ro. Sao co khong nghi truoc kia co cung dien ro va cung rat hanh dien khi khoe con gai minh "duoc" hoc truong chuyen Le Quy Don??? Chang qua minh thoat khoi canh kho khan, khong tranh khoi viec thuc ep con cai hoc vi tinh trang chung nen co voi mau quen va cao giong cuoi che nguoi khac. Hay nho lai xem co da co gang "bang bat cu gia nao" tim mot phuong cach de ra di, phai chang vi bi doi xu toi te? Neu vay lam sao co co duoc hoc bong di hoc nuoc ngoai, lam sao co co duoc cong viec tot dep dao dien phim ma khoi nguoi co khi con gioi hon co luc ay khong co duoc???
Ảnh của songchi

<p>Ch&agrave;o Anh/Chị;</p> <p>H&igrave;nh như Anh/Chị đọc b&agrave;i t&ocirc;i kh&ocirc;ng kỹ. Khi t&ocirc;i n&oacute;i <em>&ldquo;Những &ocirc;ng bố b&agrave; mẹ ở VN đi&ecirc;n rồ, k&eacute;o theo con c&aacute;i họ cũng đi&ecirc;n rồ, lao v&agrave;o sự học bất kể ng&agrave;y đ&ecirc;m&hellip;&rdquo;</em> lả để tiếp theo c&acirc;u sau <em>&ldquo;Cũng chỉ tại c&aacute;i nền gi&aacute;o dục đi&ecirc;n rồ, chạy theo th&agrave;nh t&iacute;ch, điểm số, chuộng c&aacute;i hư danh-c&oacute; sự ph&acirc;n biệt giữa trường chuy&ecirc;n, trường điểm, trường chọn&hellip;với trường thường, n&ecirc;n c&aacute;c &ocirc;ng bố b&agrave; mẹ mới phải th&uacute;c v&agrave;o lưng con, &eacute;p con phải v&agrave;o bằng được trường chuy&ecirc;n&hellip;&rdquo;</em> V&agrave; c&acirc;u chốt của bải t&ocirc;i nằm ở đ&acirc;y: <em>&ldquo;Vậy th&igrave; lỗi kh&ocirc;ng phải ở ri&ecirc;ng những bậc phụ huynh VN khi ngược xu&ocirc;i chạy trường điểm cho con, khi th&uacute;c &eacute;p con phải học đến xanh cả người, lỗi cũng kh&ocirc;ng phải ở ri&ecirc;ng học sinh khi hiện tượng x&agrave;i &ldquo;phao&rdquo;, quay c&oacute;p&hellip;diễn ra phổ biến tại c&aacute;c kỳ thi, kể cả việc h&agrave;ng ng&agrave;n th&iacute; sinh bị điểm 0 m&ocirc;n Sử&hellip;Ch&iacute;nh l&agrave; nền gi&aacute;o dục của VN c&oacute; vấn đề.&rdquo;</em></p> <p>Thứ hai, cần phải n&oacute;i cho r&otilde;, hồi học cấp II, con g&aacute;i t&ocirc;i học trường L&ecirc; Qu&yacute; Đ&ocirc;n, nhưng sau đ&oacute; cấp III ch&aacute;u thi đậu v&agrave;o trường L&ecirc; Hồng Phong. V&agrave; ở S&agrave;i G&ograve;n, trường L&ecirc; Hồng Phong, hay trường Trần Đại Nghĩa chẳng hạn, mới được gọi l&agrave; trường THPT chuy&ecirc;n. Trường L&ecirc; Qu&yacute; Đ&ocirc;n ở S&agrave;i G&ograve;n kh&ocirc;ng phải l&agrave; trường chuy&ecirc;n, thưa Anh/Chị.</p> <p>C&ograve;n về chuyện học bổng đi học nước ngo&agrave;i, l&agrave; t&ocirc;i c&oacute; được khi thi tuyển xin học bổng v&agrave; đ&oacute; l&agrave; học bổng của ch&iacute;nh phủ Ấn Độ cấp nằm trong chương tr&igrave;nh trao đổi văn h&oacute;a giữa hai nước, chứ kh&ocirc;ng phải học bổng do nh&agrave; nước VN cấp/ban cho t&ocirc;i. Sau khi học xong, c&oacute; bằng cấp, th&igrave; tất nhi&ecirc;n l&agrave; t&ocirc;i c&oacute; việc l&agrave;m. V&agrave; nếu t&ocirc;i cứ im lặng l&agrave;m việc, chỉ lo kiếm sống, kh&ocirc;ng quan t&acirc;m đến bất cứ chuyện g&igrave; kh&aacute;c th&igrave; chắc cũng chẳng c&oacute; chuyện g&igrave; xảy ra. Nhưng khi t&ocirc;i bắt đầu viết blog l&ecirc;n tiếng về những vấn đề li&ecirc;n quan đến t&igrave;nh h&igrave;nh ch&iacute;nh trị x&atilde; hội của đất nước, tham gia biểu t&igrave;nh phản đối TQ x&acirc;m lược Trường Sa Ho&agrave;ng Sa v.v&hellip;th&igrave; lập tức mọi việc trở n&ecirc;n kh&oacute; khăn đến mức cuối c&ugrave;ng buộc phải rời nước ra đi. Tất cả những sự kh&oacute; khăn xảy đến cho t&ocirc;i trong giai đoạn từ 2008-2009, t&ocirc;i nghĩ cũng kh&ocirc;ng cần phải kể lại nữa, nếu Anh/Chị search google <em>&ldquo;Đạo diễn SC mất việc v&igrave; biểu t&igrave;nh&hellip;&rdquo;</em> hay t&igrave;m những th&ocirc;ng tin tương tự tr&ecirc;n c&aacute;c trang b&aacute;o, c&aacute;c diễn đ&agrave;n độc lập giai đoạn đ&oacute; th&igrave; ra th&ocirc;i.</p>

Hay thanh that la tu truoc nam 2008-2009, tu truoc khi co co gang gay "chu y chinh tri" bang cach viet bai nay, bai no ra ve yeu nuoc thuong noi thi co cung da san sang "bang moi cach" ke ca danh doi than xac de duoc ra di hau co mot cuoc song kha hon. Khoang thoi gian co song chung nhu vo chong voi tay GS nguoi Ao o Hanoi nham muc di cau mot tay chong nguoi nuoc ngoai han co van chua quen! Dieu do khong co gi xau, nhung cung chi nhu cac co gai Mien Tay song mai trong ngheo kho muon duoc doi doi thoi. Nhung can thanh that la ban than co da "bang moi gia" muon ra di ma chua duoc, cho den khi tao duoc scandal "yeu nuoc", "chong xam pham chu quyen"... thi co duoc chu y qua xa day chu! Nhung ngay ca nhu vay thi co van co viec lam voi cac dai truyen hinh dia phuong sau khi bi HTV cat hop dong. Viec de co duoc hoc bong nuoc ngoai... co co the lam duoc khong neu khong duoc co quan quan ly co cu di? Neu chi vi co co "tai nang" den muc phai de cu co thi ro rang la che do CS dau co doi xu te voi co??? Thieu gi nguoi khac rat rat tai nang ma co duoc de cu dau? Hay lai cung nho cai goi la "tieu xao dan ba" ma co duoc cong nhan tai nang den muc duoc de cu tham gia hoc bong trong khi luc do trinh do Anh ngu cua co con qua toi te!!! Noi mot chut de khuyen co nen thanh thuc, dung co no^? vang mie^?ng, du bay gio khong con song o VN, nhung it ra thoi ky o do co dau co toi, thoi ky lam tinh nhan ong truong phong phu trach nghe thuat o HTV da giup co co khoi cong viec day chu!!! Co qua khon ngoan khi tao ra cai scandal mang mau sach chinh tri de gay su chu y cua cong luan! Hy vong bay gio sang dinh cu duoc o xu nguoi co se tan dung cai goi la "tai nang dao dien phim" cua minh de lam nhieu phim cho cong dong VN va quoc te cung chiem nguong chu khong phai o nha lam cong viec noi tro khiem ton va lau lau lai viet mot vai bai gay chu y tren blog ca nhan! Mong lam thay!!!!

Viết còm mà không nói vào nội dung câu chuyện, lại đem chuyện đời tư nghe lóm được ở đâu nói xấu người khác. Bẩn quá mức. Đúng sách của tuyên giáo vào báo chí lề phải đây.

Hi hi, co nhung su that no... ba^?n nen khi vach ra thi no... ban. Co lien quan den noi dung cau chuyen day chu, chi tai nguoi doc khong muon de cap den ma dda'nh lac huong di de noi rang chuyen ca nhan, rang la bi boi nho... Minh nho. hay khong thi tu ban than minh biet. Neu chi khen ngoi, nhu da co nhieu bai khen ngoi thi hoa ra day moi la bao chi le phai day ban a! Hay hoi duong su xem noi dung bi goi la "boi nho ca nhan" ay co bao nhieu phan tram su that! Viec de cap den ca nhan la boi vi ca nhan ay no^? qua suc va duong nhu dang muon tao ra mot cai ao moi de che day cai ao cu~ ben trong duong nhu cung da toi ta sau bao nam co tim cach ra di "bang moi gia" do thoi!

Thưa Anh/Chị; Về thực trạng giáo dục tại VN, không phải chỉ bây giờ mà từ bao nhiêu năm qua, đã và vẫn đang luôn luôn là một trong những vấn đề làm cho dư luận bức xúc nhất. Đã có rất nhiều người từ các nhà giáo, các nhà chuyên môn, tâm lý học, xã hội học, các bậc phụ huynh và ngay cả chính các em học sinh cũng đã từng lên tiếng. Hiện nay trên các trang báo của báo chí chính thức trong nước vẫn tiếp tục có những bài viết/ý kiến/đề xuất xung quanh vấn đề này. Bài viết của tôi là cũng là để góp thêm những suy nghĩ về nền giáo dục tại VN. Nếu bài viết có bất cứ luận điểm/chi tiết nào không chính xác, thậm chí không đúng với thực trạng giáo dục tại VN, mong Anh/Chị tranh luận trực tiếp vào những luận điểm của bài. Còn nếu một khi không tranh luận trực tiếp vào bài viết, mà lại đi công kích, bôi nhọ cá nhân, cũng có nghĩa là đã thừa nhận bài viết không sai với thực tế. Bất cứ ai đang sống ở VN đều hiểu rằng nếu trung thành với đảng, với nhà nước hoặc chỉ im lặng làm việc kiếm sống, không quan tâm đến bất cứ chuyện gì khác, thì sẽ không có chuyện gì. Nhưng nếu lên tiếng về những điều mắt thấy tai nghe đang hàng ngày diễn ra trong xã hội, và rộng hơn nữa, về tất cả những điều mà nhà nước VN không bằng lòng thì mọi chuyện sẽ khác. Thực tế này đã diễn ra với rất nhiều người, kể cả những người thành đạt, có địa vị trong xã hội như luật sư Lê Thị Công Nhân, luật sư Nguyễn Văn Đài, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, luật sư Lê Công Định, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ… và nhiều người khác nữa. Trước đó, khi họ chưa lên tiếng, chưa có những việc làm chỉ với mong muốn cho VN thay đổi trở thành một quốc gia tự do, dân chủ, tốt đẹp hơn, nhà nước này tất nhiên cũng đâu có việc gì phải “xử tệ” với họ? Nhưng không thể vì vậy mà nói rằng nhà nước này đối xử với các ông các bà đâu đến nỗi nào, sao các ông các bà lại lên tiếng vạch ra những yếu kém, sai lầm của chế độ? Và cuối cùng, khi chúng tôi viết trên blog cá nhân là viết với danh tính rõ ràng, còn khi Anh/Chị comment lại không có tên, không có mặt, nên nếu một khi đã không có thiện chí thì muốn viết gì là viết, và chúng tôi không thể cứ đi tranh luận/chứng minh với những người không có thiện chí và đứng ở trong bóng tối, thưa Anh/Chị.

Quá cau nho nhỏ Cái vỏ xanh xanh Nay con học gần Mốt con học xa * * * Con ơi ! Bên xứ người ta Tìm nơi cất dấu của " riêng" nhà mình *. *. * Em là con gái " búa liềm " Cha lo du học , vét bòn trứơc sau Việc làm sẵn có .. Chồng giàu .. Phòng khi tai biến cõng nhau chạy dài Ví dầu tài sản kếch sù Còn e không đủ ...đặng bề đem theo Đèn Bắc kinh ngọn xanh , ngọn đỏ Đen Hà Thành ngọn tỏ , ngọn lu Dzũng về lo học chữ " ngu" Cùng Hùng, Sang , Vịnh gãi cu cho Tàu ... ( trích ca dao mới - New - Việt Nam- Nguyên ngã Phương thảo)

SC là ông nào, nổ văng miểng vậy hả ???

Tôi chẳng thấy SC nổ ở chỗ nào, việc gì viết về bản thân hay gía đình của SC có thể kiểm chứng đựoc rõ ràng và cũng bình thường cả. Chỉ thấy có người sủa bậy thôi , viết gì cũng phải chứng minh cụ thể đừng có kiểu " C. sủa bờ dậu " xong 1 giòng là cúp đuôi chạy mất nhé.

Xin kể câu chuyện đi học của con tôi để góp tiếng ủng hộ những nhận xét của chị Song Chi. Hy vọng những quan sát cuả phụ huynh như chúng tôi ở những nơi có nền giáo dục tiến bộ có thể giúp phần nào cho các nhà giáo dục đang nắm quyền ở Việt Nam (nhưng nếu họ đang cố tình nhắm mắt thì đành chịu thôi). Trước đây vì công việc tôi phải đi qua nhiều nước, nên con tôi cũng đã phải chuyển trường nhiều lần và cũng phải học chương trình IB trong các trường quốc tế, như con chị Song Chi. Và cũng như bố, con tôi rất lười, lại mê chơi game, nên rất may cho cu cậu là đã không phải đi học ở Việt Nam. Suốt 18 năm trời mãi đũng quần trên ghế nhà trường, cu cậu chưa một lần phải đi thi. Dĩ nhiên các bài kiểm thừơng xuyên và thi cuối học kỳ trong lớp thì không kể. Cũng chưa qua một giờ học thêm hoặc học hè (không kể những giờ học tiếng Việt). Đi học về tới nhà là ... chơi. Mẹ cháu nhiều lần xin với cô giáo cho thêm bài tập để buổi chiều về nhà làm thêm, thì cô giáo bảo là nó học ở lớp đủ rồi, bà có muốn thì kiếm sách cho nó đọc thêm. Mẹ cháu luôn than phiền là sao bây giờ chúng nó đi học cứ như đi chơi, không như mình ngày xưa. Chả thế mà mấy đứa đều mê đi học lắm, ngày lễ nghỉ cũng đòi đi học. Lên đến trung học thì có bài làm về nhà, nhưng cũng chỉ nửa tiếng hoặc chậm lắm một tiếng là xong. Nhìn vào tập vở của cháu thì toàn là những bài ghi chú nguệch ngoạc. Không có những trang chi chít những chữ. Không có những giờ ngồi bặm môi gò từng nét chữ. Không có học thuộc lòng. Cũng không có học hè. Có lần vào dịp đầu hè, tôi bảo cháu vào thư viện trường mượn sách sẽ học sang năm để về nhà xem trước, thì cu cậu phản đối, bảo làm thế là ăn gian. Biết là cu cậu chỉ lười thôi, nhưng nó nói có lý quá tôi không cãi được. Thay vào đó chúng được học nhiều thứ khác. Chỉ vài tháng sau khi vào lớp prep năm tuổi mà trong bụng chưa có một chữ tiếng Anh nào, cháu đã biết nhường nhịn, biết chờ đợi đến phiên mình, biết học theo nhóm, giơ tay khi cần nói, biết phản đối khi bố mẹ ngắt lời nó, hoặc khi bố hư quá cho ngón tay vào móc mũi. Ra đường thì đi đứng đúng luật, đến nơi công cộng không nói lớn hay làm ồn. Sách vở cho ngày mai đi học cháu tự lo lấy không cần bố mẹ nhắc. Khi cần nói chuyện hay tranh cãi với bố mẹ thì chững chạc không sợ hãi, nhiều khi làm bố mẹ cũng phải ngạc nhiên. Do không cần phải sợ hãi nên cháu sẽ mạnh dạn cho bố mẹ biết cả những điều mình làm không đúng trong lớp và bị cô giáo nhắc nhở, và dù có muốn dấu cũng không được vì trong cuốn sổ liên lạc mà phụ huynh phải ký hàng tuần cô giáo cũng đã viết vào đó rồi. Ngay từ tiểu học cháu đã phải hàng ngày viết bài điểm sách (book review) về những quyển sách cháu đem từ thư viện về để đọc mỗi ngày. Gọi là sách cho oai chứ thật ra sách cũng chỉ có độ mươi trang với nhiều hình ảnh hơn là chữ. Nhưng để viết được vài dòng cảm tưởng về cuốn sách các em cũng phải suy nghĩ dữ lắm. Ngày hôm sau cô giáo lại khuyến khích các em suy luận thêm về cuốn sách đã đọc, bằng cách đặt ra những câu hỏi mà câu trả lời không có sẵn trong câu chuyện, chẳng hạn như theo em thì chuyện này xảy ra vào mùa nào, hay giờ nào trong ngày... do đó tập cho các em vận dụng những điều đã học ở nơi khác. Có lần tôi được may mắn quan sát buổi cô giáo dạy cho các cháu hiểu về việc trong lớp vừa có thêm người bạn mới, mà bạn này lại bị chứng tự kỷ. Bạn này cư xử rất khác mọi người, chẳng hạn không nhìn vào mắt ai bao giờ, không nói cảm ơn và cũng không trả lời khi có bạn chào hỏi. Ai cũng thắc mắc sao bạn ấy lại khác thường như thế. Để trả lời cho cả lớp, một hôm cả lớp ngồi quây quần trước mặt cô giáo, cô mới bảo các em hãy tả lớp học của mình, căn cứ vào những gì các em nhìn thấy. Các em đều tả tương tự như nhau, là trong lớp học có cô giáo, bảng trắng, bản đồ, hình ảnh, kệ để sách ... Sau đó cô gọi một em đến ngồi cạnh cô, đối diện với các bạn. Khi cô bảo bạn này tả lớp học, thì em nói em thấy bạn bè, bàn ghế của học sinh, và trên tường là tranh ảnh do các em vẽ. Cô giáo lúc đó mới chỉ cho các em thấy là cùng một lớp học, cô và các em nhìn thấy những điều khác nhau. Vậy thì người bạn mới chỉ là một người nhìn sự vật qua một góc độ khác mà thôi. Từ hôm đó các em hiểu, chấp nhận và thông cảm với người bạn mới một cách tự nhiên. Một hôm sau đó được gặp cô giáo tôi ngỏ lời khen ngợi bài học cô đã dạy cho các em hôm trước, thì cô trả lời là cô chỉ thực hành những điều cô đã được học mà thôi. Đến năm cuối tiểu học các em đã biết tự trình bày kết quả học của mình trong buổi họp cuối học kỳ với cô thầy và phụ huynh, tự đánh giá việc học của mình, và tự nêu những điểm cần sửa đổi trong học kỳ tiếp theo. Tờ trình học kỳ có chữ ký của học sinh bên cạnh chữ ký của cô. Nhìn con nói năng gãy gọn trước thầy cô, phụ huynh không khỏi cảm thấy hãnh diện nhưng đồng thời cũng hiểu rằng mình không thể cư xử với con mình như một đứa nhóc tì "không biết gì" được, mà phải coi nó như một cá nhân, dù nhỏ bé, nhưng xứng đáng và cần được tôn trọng. Sự tôn trọng của người lớn ngay từ tuổi nhỏ sẽ giúp cho các em phát triển lòng tự trọng, tính thành thật, và lòng căm ghét sự giả dối. Chỉ nhờ có con đi học mà tôi thấy được cái mục đích chính trong trường học ở những nước tiến bộ. Trường học là nơi giúp các các cá nhân với khả năng hoàn toàn khác biệt có cơ hội phát triển đến mức tốt nhất những tiềm năng của mình. Như vậy mọi nỗ lực ở trường học đều phải nhắm mục đích giúp người đi học được học hành cách tốt nhất. Đó mới thật sự là nền giáo dục đáng gọi là đặt trọng tâm vào học sinh. Còn ở đâu đó khi mà từ lãnh đạo cho đến người dân còn chưa thể đồng ý được với nhau xem đi học để làm gì, thì nói chuyện cải cách giáo dục chẳng qua chỉ là chuyện bắc cóc bỏ dĩa mà thôi. Mà cóc cũng không chắc đã bắt được, khi mà sự giả dối đã lên đến đỉnh cao như hiện nay: tiến sĩ giả, giáo sư giả, phi công giả, lòng tin giả ... Chỉ có những thiệt hại cho đất nước, cho nền giáo dục là thật mà thôi.

Các con tui học ở nước ngoài từ nhỏ , chúng học như đi chơi , chẳng thấy bài làm ở nhà gì cả ,cho đến gần cấp 3 ( Trung Học ) mới thấy có bài tập ở nhà. Chúng yêu thích trường lớp lắm ! ngày ốm binh cũng muốn đi học vì vui , có bạn bè mà không có bị áp lực , ép buộc, răn đe , dọa nạt nào cả . Khi vào Đại học thì lại học gấp đôi, gấp 3 ĐH ở VN và chỉ học những điều thực sự có liên quan đến nghề nghiệp mà thôi vì thế chúng rất rành rõ về ngành nghề của mình , khi đi làm hay học lên cao hơn đầu óc chúng vẫn chưa bị " Chai cứng" , vẫn đầy sáng tạo hơn hẳn SV học ở VN nhiều . Về thăm VN , nhìn thấy các cháu nhỏ đi học mà tội nghiệp chúng quá , bị bọn " Dã Nhân " hành hạ, ép buộc đủ điều , bày ra đủ chuyện để kiếm tiền, bóc lột cha mẹ HS mà không cần nghĩ đến , thương cho thế hệ " tương lai của đất nước " . Chưa có nước nào trên thế giới mà có thi tuyển vào lớp 1 như CHXHCN VN , đúng là cái gì VN cũng nhất ! ngay cả sự dã man và vô giáo dục.

Cac bai cua chi co ban English khong? Toi muon chia se bai cua chi voi ban be ngoai quoc o day, Manila, Philippines. God bless you and your pen.
Ảnh của songchi

<p>&nbsp;Ch&agrave;o Anh/Chị;</p> <p>Cảm ơn Anh/Chị đ&atilde; quan t&acirc;m. Thật tiếc l&agrave; tất cả c&aacute;c b&agrave;i blog của t&ocirc;i kh&ocirc;ng c&oacute; bản tiếng Anh, thưa Anh/Chị.</p> <p>SC.</p>

Dung roi, lam quai gi co ban tieng Anh. Con cho tac gia di hoc... chuyen tu tieng Anh da!!!!