You are here

Thẻ “tín dụng nhân quyền” và chuyện không thể bắt lại BS Nguyễn Đan Quế

Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4

st1\:*{behavior:url(#ieooui) }

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}

Không thể bắt lại BS Nguyễn Đan Quế

Hôm qua, mình viết bài “BS Nguyễn Đan Quế và 'tín dụng nhân quyền'” đăng trên BBC (03/03/11) trong đó có ý nói ra là Việt Nam không thể nào đủ ý chí để bắt BS Nguyễn Đan Quế quay vào tù trở lại. Hy vọng các chú công an đừng đọc bài của mình rồi cố tình làm tới nha để chứng tỏ quyền lực này nọ. Không được đâu.
Bắt BS Nguyễn Đan Quế là một sự mạo hiểm rất lớn về mặt ngoại giao giữa Việt Nam với Hoa Kỳ. Trải qua bao nhiêu cam kết, đối thoại và đặt niềm tin cậy vào nhau, Việt Nam cũng đã gắng hết sức để không bị phía Mỹ làm khó trong các tư thế hợp tác quốc phòng, đối tác chiến lược, tầm cao nhiên liệu mới. Việc bắt vị bác sỹ già vào tù trở lại thì bao nhiêu công sức vun bồi của “bộ ngoại giao ta” với các bạn Mỹ trong mấy năm qua đem đổ xuống mương hết à.

Cam kết với nước Mỹ!
Mình đã chứng kiến và nghe ngóng tình hình về chuyện này rất lâu và tin rằng trong các cam kết mang tính nguyên tắc là BS Nguyễn Đan Quế phải được tự do ở ngoài nhà tù. Đó chính là một hàn thử biểu định giá về chỉ số tính dụng nhân quyền. Chừng nào Bác Sỹ được ra ở ngoài thì Mỹ sẽ coi Việt Nam có tiến bộ trên giấy tờ và hứa sẽ không dồn ép vào thế đứng chân tường trân trối và bị xếp ngang hàng với các khối lạc hậu quốc. Khi Mỹ - Việt gặp nhau thì còn chút  thì giờ mà bàn chuyện to tát hơn chứ cứ bị châm chú vào mặt nhân quyền thì ngượng chết. Chừng nào bác sỹ vẫn ở ngoài thì lòng tin vào cuộc đối thoại nhân quyền Việt Mỹ sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi giảm thiểu những khác biệt về nhận thức giữa hai bên. Đó chính là sự lợi ích của Việt Nam và Hoa Kỳ nói chung để hướng tới tương lai tốt đẹp sau này.

Khi đã bắt bác sỹ Nguyễn Đan Quế rồi thì rõ đó là một tín hiệu ngoại giao về cán cân thăng bằng của sự đu dây giữa hai thế lực Trung Quốc và Mỹ đã đi lệch một bước. Trong tình trạng hiện nay, không thể giải thích rằng do phái thân Trung (quốc) đã thắng mà do Việt Nam lâm vào thế bị động phải cứng rắn bảo vệ sự ổn định xã hội theo cách của Trung Quốc. Một khi tín hiệu thân Trung này đã phát ra thì sẽ kéo theo bao hệ lụy về mặt chính sách, kéo theo bao quyền lợi kinh tế quốc phòng làm Việt Nam mất hẳn ưu thế về nghệ thuật bắt cá hai tay mà nền ngoại giao Việt Nam thường rất làm lấy tự hào.
Bác sỹ Nguyễn Đan Quế không phải chỉ là một nhà bất đồng chính kiến mà là một tù nhân lương tâm đã được xác định tư thế. Sự tại ngoại của bác sỹ xét cho cùng đó là một sự an trí có thỏa hiệp ngầm giữa hai chính phủ.
Ngoài ra, lợi thế của bác sĩ là có người anh ruột ở ngay Washington DC, bác sỹ Nguyễn Quốc Quân đang làm quốc tế vận và PR cho Cao Trào Nhân Bản vô cùng lợi hại. Cứ gì mỗi lần đại sứ Mỹ sắp nhậm chức ở Việt Nam là tới nhà bác sỹ Nguyễn Quốc Quân thăm trước.
Cử Chỉ Của Bộ Ngoại Giao
Mình cũng đã đưa tin trên BBC là mình chứng kiến mấy cuộc lễ lạt tiếp tân này. Giữa gian phòng, tuy là tư gia thôi nhưng phía nhà đại sứ và nhà bác sĩ bày biện nghi thức chụp hình, họp báo và sau đó là bác sỹ Nguyễn Quốc Quân nhờ ông đại sứ chuyển lời nhắn với người em đang ở xứ Việt. Thời này rồi, chỉ cần bốc điện thoại, gởi email: “em ơi, dạo này ra sao, khỏe không” là đủ rồi. Ai đời phải nhờ tới đại sứ Mỹ tận tình tới nhà thăm mà chuyển lời. 

Nhưng nếu, tinh mắt mà quan sát mọi người sẽ thấy đây là cử chỉ của bộ ngoại giao rất rõ ràng, là muốn bắn tín hiệu cho nhà cầm quyền Việt Nam hãy vừa tay thôi nhé. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế là điểm dừng của quy phạm nội hàm trong tình hữu nghị Việt - Mỹ mãi mãi còn xanh. Vượt qua điểm dừng này thì đừng mong là “tin nhau" thành tâm hợp tác gì sất. Đại sứ Mỹ Michael Michalak còn nhấn mạnh ông là đại sứ đại diện cho người Việt hai bờ “Thái Bình Dương”. Điều này cho thấy về mặt uy tín và nhiệm vụ, ông đại sứ không thể không quan tâm tới những hứa hẹn với khối người Mỹ gốc Việt mà ông đã tự đặt mình trong sứ mệnh giao ước .
Về mặt giao ước, bắt lại BS Nguyễn Đan Quế là một quả trở mặt về ngoại giao trắng trợn nhất.
Các thế lực “Mũ Tai Bèo” trong bộ công an có thể cay mắt với bác sỹ Nguyễn Đan Quế nhưng chắc là không dám mộ phạm nhân thân bởi vì lỡ có mệnh hệ gì với một người già lão đầy bệnh tật thì không những quá dại dột và nhẫn tâm mà còn làm cản trở cả một chiến lược tầm cao nhiên liệu mới.
Các chú công an nếu có sợ BS Nguyễn Đan Quế quyết tâm xông ra các tụ điểm Hoa Lài vào ngày các Chủ Nhật (đang được kêu gọi rầm trời trên internet) thì chỉ còn cách cô lập như cha Lý hay là an trí một nơi kiểu như Ang San Suu Kyi của Miến Điện (kiểu an trí này hình như hơi sang). Bà Ang San Suu Kyi nghe đâu là ở trên một hòn đảo trên mặt hồ trong xanh và yên ả, trong nhà có cả osin chăm sóc và suốt ngày được xem tin tức.
Nói chung lại, các chú công an hiện nay tìm cách điều động và làm việc cốt để chận đường thôi chứ hồ sơ BS Nguyễn Đan Quế thì đã cứ công khai trên internet, còn gì mà kết án. Nhưng bác sĩ Nguyễn Đan Quế cũng đã cự tuyệt giao thiệp với công an rồi vì đến lúc con người không còn sợ thì chấp đấy.
Hơn lúc nào hết, hiện nay chỉ số tín dụng nhân quyền đối với Việt Nam cũng rất quan trọng. Chỉ số này cao thì các mặt khác được vun bồi. Chỉ số này ẹ quá thì ảnh hưởng đến các dịch vụ buôn bán, trao đổi văn hóa, học thuật, quốc phòng đều xấu dẫn tới nguy cơ là phải đi vay lãi cao và ngả sang bên nhà Trung Quốc. Trong lúc Việt Nam cần Mỹ cam kết thêm một số điều khoản để có thế thăng bằng nên Việt Nam càng không đủ thế và đủ khả năng để đưa Bác Sỹ Nguyễn Đan Quế trở lại nhà tù.
Trần Đông Đức

Chụp hình với cựu đại sứ Việt Nam Cộng Hòa Bùi Diễm

Hình đang họp báo nhà đài

  1. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2011/03/110302_nguyendanque_case_c...
  2. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/inpictures/story/2007/08/070812_michalak...
  3. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/08/070811_michalakmee...
  4. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/08/070810_michalak_inv.shtml

*Đây là trang Blog cá nhân của Trần Đông Đức. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA

Bài bình luận

Bài này có 2 lần nhắc tới cụm từ "tầm cao nhiên liệu mới", lần đầu tiên tôi thấy cụm từ này, đọc hổng hiểu, tra tự điển hổng thấy, gú gồ thì chỉ thấy có mỗi bài này sử dụng. Viết cho dân mà dân như tui đọc hổng hiểu gì cả. Báo chí hải ngoại chớ có giống báo VN ở điểm này.

<p>Đ&uacute;ng ra l&agrave; Tầm cao mới, nhưng m&igrave;nh cố t&igrave;nh th&ecirc;m chữ nhi&ecirc;n liệu v&agrave;o cho n&oacute; th&ecirc;m phần bốc ch&aacute;y. L&uacute;c &ocirc;ng Phan Văn Khải sang Mỹ, b&aacute;o ch&iacute; Việt Nam khoe l&agrave; Tầm Cao Mới rất l&agrave; bốc. C&aacute;ch d&ugrave;ng từ kiểu n&agrave;y mang t&iacute;nh gợi &yacute; th&ocirc;i. Tự điển l&agrave;m sao c&oacute; được kiểu 1 từ 5 chữ.</p> <p>M&agrave; c&oacute; tra tự điển thật kh&ocirc;ng đ&acirc;y hay chỉ l&agrave; bắt ngặt cho vui.:-)</p>