You are here

Tân Mão là Tân gì?

Tết Tân Mão đã qua vậy mà còn nhiều chuyện để nói. Nhân dịp Tết, đài BBC đã chạy một bài "Việt Nam đón Mèo còn châu Á chào Thỏ" của ký giả Nguyễn Hùng, qua đó nêu lên sự khác biệt giữa Thỏ với Mèo là một sự kiện quan tâm hàng quốc tế về tâm lý Việt Nam đối với Trung Quốc và trở thành một chủ đề thảo luận.
Bài báo thu gom ý kiến chuyên gia học giả về Trung Quốc,  Việt Nam học và ghi nhận có hai trường phái. Dù không đi đến kết luận thỏa đáng vì sao chỉ chọn mèo bỏ thỏ hay là sự ngẫu hứng nào đó trong tập quán dân gian mà tạo nên sự khác biệt.

 
 
Dẫn lời từ nhà ngôn ngữ học Nguyễn Cung Thông thì cho rằng 12 con giáp đến từ Việt Nam vì "Trong số này có con mèo, trước Việt Nam chọn con mèo, sang kia họ hiếm mèo, nhiều thỏ thì họ thay bằng con thỏ."
Nguyễn Cung Thông dựa trên nền kinh tế lúa nước và đối chiếu ngữ âm cho rằng mèo và mão âm gần giống nhau.
Qua ý kiến chừng mực của nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải dĩ nhiên tin rằng khoa chiêm tinh 12 con giáp thuộc về văn hóa Trung Quốc.
Xét cho cùng, 12 con giáp còn lại cũng là một tập hợp vừa phác họa, vừa lý tính nhưng không kém phần mơ hồ hỗn loạn như một số khái niệm khác từ Trung Quốc đã ăn sâu vào văn hóa Việt.
Có thật là mập mờ
BBC cũng đã phỏng vấn trực tiếp một vị chuyên gia văn hóa học và sử Việt Nam và Trung Quốc giáo sư Nguyễn Thừa Hỷ đã nói rằng những lý giải về sự tồn tại năm Mèo và năm Thỏ còn "mập mờ".
Vị giáo sư này phân biệt ra hai vùng Hoa Bắc và Hoa Nam để nhận thức về văn hóa Trung Quốc và cho rằng Việt Nam cùng chung văn hóa Giang Nam.
Khác với sự so sánh về mặt ngữ âm Mão/Mèo của Nguyễn Cung Thông, Nguyễn Thừa Hỷ cho rằng chữ Tân trong Tân Mão có nghĩa là Tân/Mới.
Về mặt ngữ học thì cả hai nhà nghiên cứu này đều sai ngộ chồng chất và có vẻ tuỳ tiện diễn dịch các nội hàm từ ngữ tưởng như rất đơn giản.
Thiên Can Địa Chi
Thiên can địa chi thuộc về khoa chiêm tinh cổ đại của Trung Quốc. Địa chi 12 vị (tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi) chỉ là định danh chu kỳ không có nghĩa là tên của các con vật. Các con vật được cho vào và có tên thông tục ví dụ như mã (ngựa), dương (dê), hầu (khỉ), kê (gà) nhưng các chữ ngọ, mùi, thân, dậu trong chữ Hán không có nghĩa là ngựa, dê, khỉ, gà.
Nhiều người cứ lầm tưởng các chữ trong địa chi có nghĩa là tên loài vật cho nên dẫn đến nhiều ngộ nhận trầm trọng về chữ nghĩa. Điều này hiện rõ qua các vế đối đầu năm trong tiếng Việt.
Do chữ Mão không có nghĩa là Mèo và không có sự liên tưởng nào đến loài mèo trong chữ Hán cho nên đây có thể là một ngẫu hứng về mặt ngữ âm trong tiếng Việt chứ không phải là sự cố ý thay mèo thành thỏ để gần gũi với sinh hoạt dân gian. Theo lịch số Trung Quốc, người cổ đại cho con Thỏ vào vị này vì lý tính nào đó liên quan tới mặt trăng. Thế thôi.
Vấn đề chuyển dịch từ Thiên Can Địa Chi từ Trung Quốc sang Việt Nam có một số khác biệt như Trâu/Bò, Heo/Lợn, Cừu/Dê, Cọp/Hổ nhưng không đáng được chú ý vì các động vật có cách gọi khác nhau hay là gần chủng loại. Riêng Mèo và Thỏ thì sự sai biệt lớn hơn vì hai con này ngoài sự không cùng chủng loại lại có hình thù rất khác cho nên không thể châm chước như kiểu dê cừu, trâu bò được.
Cường điệu hay tham lam
Nếu nói âm mão gần với mèo rồi cho rằng thiên can địa chi xuất xứ từ Việt Nam thì lại quá tham lam. Nếu điều này có thật thì cần phải chứng minh nghiêm túc chứ không thể dựa vào một sự trùng hợp tình cờ về mặt khẩu âm rồi viện dẫn, chưa nói đến đó là sự diễn dịch là vô căn cứ.
Trường phái của Nguyễn Cung Thông tuy có vẻ như cự tuyệt văn hóa Hán nhưng lại muốn ôm lại những thứ Hán văn hóa đã vun bồi và hoàn thiện cả hơn hai ngàn năm qua.
Nói tới 10 vị trong thiên can như giáp ất bính đinh cũng có nghĩa rất đặc thù dành riêng về quy phạm từ ngữ.
Ngoài ra, chữ Tân trong Tân Mão (辛卯) rõ là không có nghĩa là mới như ông Nguyễn Thừa Hỷ cảm hứng.
Tuy quan điểm của ông Nguyễn Thừa Hỷ có phần dung hòa về sự du nhập văn hóa Trung Quốc nhưng lại tuỳ tiện về mặt tình cảm do đó các dẫn nhập về văn hóa Giang Nam cần phải được rà soát lại nhiều dẫn chứng.
Hiện Tượng Nguyễn Huy Quý
Gần đây, trong một bài trả lời phỏng vấn với Hoàn Cầu Thời Báo (Trung Quốc), một nhà nghiên cứu về Trung Quốc của viện khoa học xã hội Việt Nam, giáo sư Nguyễn Huy Quý nói rằng quan hệ Việt Nam Trung Quốc là quan hệ “tam đồng”, đồng văn, đồng chủng, và đồng chí. Giáo sư này còn cường điệu quan hệ Trung Việt không khác gì quan hệ mật thiết và đặc biệt như hai nước Anh và Mỹ.
Lấy trường hợp tổng bí thư ĐCS Nông Đức Mạnh là người dân tộc Tày/Choang ở biên giới Việt Trung, Nguyễn Huy Quý nhìn nhận về Trung Quốc hoàn toàn khác với quan điểm bấy lâu nay trong sử sách.
Trong lúc đó quan điểm cự tuyệt “Hán văn hóa” thì lại hiếu động và cực đoan. Hai quan điểm này cứ tạo nên những vùng xoáy trong tranh luận và có khi là báng bổ nhau về quan điểm.
Cũng có trường phái cho rằng Việt Nam mới là chủ thể của văn hóa Bách Việt. Nhưng trường phái này hầu như né hẳn yếu tố khách quan Bách Việt chính là một thực thể tạo nên văn hóa Hán ở Trung Quốc. Do đó, tìm được yếu tố Bách Việt trong văn hóa Hán cũng không nói được điều gì về Việt Nam cả.
Quan điểm “khuynh Hoa” thì thường có tâm lý bốc đồng trong lúc đó quan điểm “thoát Hán” thì cào bằng phủ nhận, nhưng một mặt khác thì lại muốn ôm vào những thứ đang thuộc về Trung Quốc và cho là dân tộc Hán đi “cướp” văn hóa của nơi khác như Việt Nam. Tâm lý cả hai nhóm đều trở nên mâu thuẫn và mất thăng bằng vì thật sự phải đối diện với một Trung Quốc trong hiện tại mà không phải là quá khứ.
Qua bài báo của ký giả Nguyễn Hùng này tưởng như là “viết chơi đầu năm” nhưng cho thấy học giới Việt Nam vẫn nổi cộm lên hai quan điểm, “thoát Hán” và “khuynh Hoa”
Sự bốc đồng và cực đoan của hai phái thường không đưa đến những suy luận chính xác và thường không giúp ích gì cho Việt Nam về việc thiết lập một nền tảng văn hóa dân tộc về ít nhất là phương diện hành chánh như các vùng văn hóa địa lý khác.

Bài bình luận

Sau khi đọc bài báo trên - tôi có gởi ngay ý kiến cho anh Nguyễn Hùng vì có thể độc giả hiểu lầm ...v.v... Xin cập nhật thông tin cho tranđonguc's blog: Anh Nguyễn Hùng (đài BBC tiếng Việt) và các bạn đọc kính, Hoàn toàn ngẫu nhiên đọc được bài viết của anh "VN đón mèo còn châu Á đón thỏ" trang http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/02/110203_cat_or_rabbit.shtml - tôi xin được ghi nhận vài ý kiến cùng sự ngạc nhiên khi xem qua nội dung bài viết nhỏ này: 1. có lẽ nên biết (tác giả) Nguyễn Cung Thông/NCT viết gì trước khi phê bình - vì đọc các lời bàn của ông Lê Thành Lân (Viện Công Nghệ Thông Tin) tôi thấy rõ là ông chưa hiểu thấu đáo bài viết "Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp - Mão Mẹo mèo (phần 4B)", là một trong ba bài viết về cùng chủ đề Mão Mẹo mèo của tôi (A) 2. tốt hơn nữa là nên hỏi ngay chính tác giả lý thuyết vê nguồn gốc phương Nam này (NCT) để tránh trường hợp ngộ nhận hay hiểu sai - vì có nhiều dữ kiện dựa vào một số kiến thức Hán Nôm, cấu trúc chữ Hán và Ngữ Âm Lịch Sử - xem bài viết tôi đính kèm. Đây là chưa kể những chỗ sai quan trọng như thỏ (thố) không bao giờ đọc như ‘mao’ trong các giọng (tiếng) Trung Hoa từ xưa đến nay và tân là cay đắng, (thiên) can thứ 8 viết bằng một bộ thủ riêng chứ không phải là mới (viết bằng bộ cân hợp với chữ Tân) ...v.v... Tất cả có 24 bài viết với chủ đề "Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp" (cho từng chi và nhìn từ các góc cạnh khác nhau) - đã được đăng trong kỳ Hội Thảo Quốc Tế Việt Nam Học kỳ 3 (Hà Nội, 12/2008) và Hội Thảo Quốc Tế về tiếng Việt (Viện Việt Học, California 2006) và rất dễ tìm đọc như trên website khoahoc.net, dunglac.com ...v.v... Vài hàng cùng đóng góp và chúc anh Hùng cùng đài BBC tiếng Việt và các bạn đọc một năm con mèo vui vẻ Thân gởi Nguyễn Cung Thông ĐT (Nhà) +613 95613678 (Di động) 0422874335 (A) tôi đã gởi 1 bản điện tử (pdf và Word doc, bài số 4B) cho ông Lê Thành Lân Sau khi đã gởi email cho anh Nguyễn Hùng (đài BBC tiếng Việt) nói lên các khiếm khuyết và sai lầm trong bài viết Việt Nam đón Mèo còn châu Á chào Thỏ ' (rắn với số ngón chân chẵn hay lẻ, rồng bao nhiêu ngón chân ở TQ, VN, Hàn ... và cách phát âm Mão so với thỏ, Tân trong năm Tân Mão không phải là mới ....v.v...) - đây là trả lời của anh Nguyễn Hùng (đài BBC) - trích trang này [vietnamaaa.typepad.fr] Kính chào nhà nghiên cứu Nguyễn Cung Thông và bạn đọc, Cảm ơn ông đã có phản hồi về bài viết. Trong điều kiện thời gian eo hẹp ngày Mồng Một Tết tôi đã không có điều kiện để hỏi ý kiến ông về những gì ông tìm hiểu. Vậy xin trích đăng lại ý kiến này trong bài viết - [www.bbc.co.uk]. Chúc ông và bạn đọc năm mới an khang thịnh vượng và BBC luôn trân trọng ý kiến đóng góp của độc giả/chuyên gia qua email vietnamese@bbc.co.uk Thân kính, Nguyễn Hùng

Có vài điểm quan trọng cần phải nhắc nhở bạn đọc về lý thuyết nguồn gốc phương Nam (của tên 12 con giáp): đây chỉ là một hậu quả tự nhiên của quá trình giao lưu văn hoá thời cổ đại chứ hoàn toàn không hàm ý cực đoan (cái gì cũng thuộc về Việt, văn hoá Việt cổ là ‘cao nhất’, ‘hay nhất'’trong vùng …v.v…) như một số bài viết đã đề nghị (BBC chẳng hạn)- đây là nhận xét đặt nền tảng cho 24 bài viết về “Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp” trích từ bài số 1: “… Tìm hiểu về gốc của tên mười hai con giáp là một cơ hội để ta tìm về cội nguồn tiếng Việt. Tên 12 con giáp là Tý/Tử, Sửu, Dần, Mão/Mẹo, Thìn/Thần, Tỵ, Ngọ, Mùi/Vị, Thân/Khôi, Dậu, Tuất, Hợi. Thoạt nhìn thì thập nhị chi trên có vẻ bắt nguồn từ Trung Quốc (hay Trung Hoa, tắt là TH) vì là những từ Hán Việt (HV).Khi phân tách các tiếng Việt, và thấy có những khác lạ hay có một khuynh hướng tổng quát chung nào đó thì những dạng này cần được so sánh với những từ khác với nguồn gốc không phải là Việt, Thí dụ như trong các từ liên hệ đến xe hơi chẳng hạn, ta thấy các dạng như pan (xe bị pan), phanh (thắng), láp, két nước (tử két), đèn pha, máy bơm xăng, ống bơm, xăng, hòn (viên) bi, bị giơ (lỏng), cái van, dây cáp (điện), dây xên, con vít, sạc điện …v…v… không kể các từ đa âm khác như bugi, táp-lô, rô-đa, mỏ-lét, rờ-le, bù-loong … So với tiếng Pháp và tiếng Anh hiện nay (không khác gì nhiều trong vòng trăm năm nay) Tiếng Việt Pháp Anh Pan panne (bị hư) out of order Pha phare (đèn trước) headlight Bi bille (viên đạn) ball Giơ jeu (lỏng) loose, worn out Sạc charge (thêm điện cho đủ) charge Van valve valve Vít vis screw Két caisse (tủ, bình chứa) tank Cáp cable (dây điện) cable Xăng essence gas, petrol Bơm pompe pump …v…v… Rõ ràng là các từ trên tương ứng với tiếng Pháp rất chặt chẽ so với tiếng Anh, hay một ngoại ngữ nào khác – người viết dùng tiếng Anh và Pháp để so sánh vì lịch sử cận đại cho thấy nhiều liên quan giữa nước Pháp, nước Mỹ với VN. Ngoài ra, kỹ thuật chế tạo, lắp ráp và bảo trì xe hơi (ô tô) là từ các nước Âu Châu trên. Nếu mở rộng đề tài ra thì ta có các tiếng Pháp khác nhập vào tiếng Việt như bót/bốt (đồn cảnh sát), ông cẩm (commissaire), nhà ga (trạm xe lửa), lô, ký (kilogramme), xạc (sacrer, bị mắng), cuốc (xe cuốc, course, xe đua), cúp (coupe), cà-lem, kem (crème) ..v..v.. Phần lớn các từ mượn từ tiếng Pháp có phạm trù giới hạn và thường là thuật ngữ. Cách viết văn (cú pháp) và thành lập chữ của bị ảnh hưởng phần nào qua giao lưu văn hoá với Pháp : như cách dùng bàn giấy, giết thời gian … Trong các bài sau, người viết sẽ chú trọng đến sự so sánh các từ, các biến âm và phạm trù ngữ nghĩa của chúng. Giao lưu văn hoá với Pháp xẩy ra chỉ gần đây (hai trăm năm trở lại và càng ngày càng ít đi từ thời kỳ thuộc địa), thành ra các dạng biến âm rất dễ tra ra, cũng như từ phạm trù nghĩa giới hạn của chúng. Trở lại với tên 12 con giáp, thời kỳ giao lưu văn hoá với TH đã xẩy ra rất lâu (ít nhất đã hơn hai ngàn năm, so với hai trăm năm) và từng đợt chất chồng lên nhau, thêm vào đó là các tài liệu rất mơ hồ và thường hàm ý là tên 12 con giáp là của TH (một tiền đề không ai dám tranh cãi hay tìm ra ngọn ngành một cách rõ ràng và khoa học). Các tài liệu lại thường viết bằng chữ Hán, thêm và tiền đề (hầu như là một ‘công lý’ không ai chối cãi đuợc ?) về nguồn gốc TH hợp với cách viết chủ quan và đầy tự ái dân tộc của một số tác giả TH càng làm vấn đề trở nên phức tạp hơn nữa. Nhìn lại bảng so sánh một số tiếng Việt trong lãnh vực kỹ thuật (xe hơi) như trên, dù ai có tự ái dân tộc lớn đến đâu cũng không thể chối cãi quá trình mượn từ tiếng Pháp vào tiếng Việt, thêm vào đó là các tài liệu sách vở trong vòng hai thế kỷ qua dễ cho chúng ta kiểm lại kết luận này. Thực ra, sự vay mượn qua lại là một hiện tượng rất tự nhiên của ngôn ngữ loài người, chính sự thuần nhất (pure) ngôn ngữ mới là hiếm có hay là ngoại lệ ! Cũng như hiện tượng thuần chủng (pure race) vậy – cũng chính cách nhìn hạn hẹp từ sự thuần chủng mà đã xẩy ra bao nhiêu tai hoạ như Đức Quốc Xã với giống Aryen, chính sách White Policy hay nước Úc cho ‘người da trắng’ chẳng hạn ….– và cũng chính thái độ ù lỳ không chấp nhận ‘mình vay của người’ mà nhiều sai lầm đã xẩy ra, ngay cả cho một số công trình nghiên cứu trong quá khứ. Tiếng Nhật và tiếng Đại Hàn có nhiều từ gốc Hán, tiếng Anh/Pháp cũng đầy các từ gốc La-Tinh, Hi-Lạp … chẳng nước nào có ‘mặc cảm chữ nghĩa’ đâu ? Với các cảnh giác trên thì ai là chủ nhân của tên 12 con giáp ?” (hết trích) – xem chi tiết trang http://www.khoahoc.net/baivo/nguyencungthong/010606-muoihaicongiap-1.htm – bài này (phần đầu, bài 1) đã đăng ở nhiều trang mạng và cách đây nhiều năm, chỉ cần bỏ một ít thời gian tra cứu là tìm thấy ngay (trang khoahoc.net, dunglac.com, anviettoancau ….v.v…). Vài hàng thân gởi bạn đọc - hi vọng rõ được thêm phần nào chăng? Nguyễn Cung Thông

Bạn Chaunhu Hoang và các bạn đọc kính, Vừa đọc trên tranđonguc's blog bài viết về Tân Mão (8/2/2011) - bài này lại dựa vào bài viết của đài BBC tiếng Việt (3/2/2011) - để tránh mức độ sai lầm 1 trở thành 10 ...v.v... Xin được cập nhật thông tin về bài viết nguyên thuỷ của đài BBC tiếng Việt. Nhờ bạn Chaunhu Hoang gởi dùm cho tranđonguc's blog để anh ấy hiểu rõ vấn đề hơn Anh Nguyễn Hùng (đài BBC tiếng Việt) và các bạn đọc kính, Hoàn toàn ngẫu nhiên đọc được bài viết của anh "VN đón mèo còn châu Á đón thỏ" trang http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/02/110203_cat_or_rabbit.shtml - tôi xin được ghi nhận vài ý kiến cùng sự ngạc nhiên khi xem qua nội dung bài viết nhỏ này: 1. có lẽ nên biết (tác giả) Nguyễn Cung Thông/NCT viết gì trước khi phê bình - vì đọc các lời bàn của ông Lê Thành Lân (Viện Công Nghệ Thông Tin) tôi thấy rõ là ông chưa hiểu thấu đáo bài viết "Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp - Mão Mẹo mèo (phần 4B)", là một trong ba bài viết về cùng chủ đề Mão Mẹo mèo của tôi (A) 2. tốt hơn nữa là nên hỏi ngay chính tác giả lý thuyết vê nguồn gốc phương Nam này (NCT) để tránh trường hợp ngộ nhận hay hiểu sai - vì có nhiều dữ kiện dựa vào một số kiến thức Hán Nôm, cấu trúc chữ Hán và Ngữ Âm Lịch Sử - xem bài viết tôi đính kèm. Đây là chưa kể những chỗ sai quan trọng như thỏ (thố) không bao giờ đọc như ‘mao’ trong các giọng (tiếng) Trung Hoa từ xưa đến nay và tân là cay đắng, (thiên) can thứ 8 viết bằng một bộ thủ riêng chứ không phải là mới (viết bằng bộ cân hợp với chữ Tân) ...v.v... Tất cả có 24 bài viết với chủ đề "Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp" (cho từng chi và nhìn từ các góc cạnh khác nhau) - đã được đăng trong kỳ Hội Thảo Quốc Tế Việt Nam Học kỳ 3 (Hà Nội, 12/2008) và Hội Thảo Quốc Tế về tiếng Việt (Viện Việt Học, California 2006) và rất dễ tìm đọc như trên website khoahoc.net, dunglac.com ...v.v... Vài hàng cùng đóng góp và chúc anh Hùng cùng đài BBC tiếng Việt và các bạn đọc một năm con mèo vui vẻ Thân gởi Nguyễn Cung Thông ĐT (Nhà) +613 95613678 (Di động) 0422874335 (A) tôi đã gởi 1 bản điện tử (pdf và Word doc, bài số 4B) cho ông Lê Thành Lân Sau khi đã gởi email cho anh Nguyễn Hùng (đài BBC tiếng Việt) nói lên các khiếm khuyết và sai lầm trong bài viết Việt Nam đón Mèo còn châu Á chào Thỏ ' (rắn với số ngón chân chẵn hay lẻ, rồng bao nhiêu ngón chân ở TQ, VN, Hàn ... và cách phát âm Mão so với thỏ, Tân trong năm Tân Mão không phải là mới ....v.v...) - đây là trả lời của anh Nguyễn Hùng (đài BBC) - trích trang này [vietnamaaa.typepad.fr] Kính chào nhà nghiên cứu Nguyễn Cung Thông và bạn đọc, Cảm ơn ông đã có phản hồi về bài viết. Trong điều kiện thời gian eo hẹp ngày Mồng Một Tết tôi đã không có điều kiện để hỏi ý kiến ông về những gì ông tìm hiểu. Vậy xin trích đăng lại ý kiến này trong bài viết - [www.bbc.co.uk]. Chúc ông và bạn đọc năm mới an khang thịnh vượng và BBC luôn trân trọng ý kiến đóng góp của độc giả/chuyên gia qua email vietnamese@bbc.co.uk Thân kính, Nguyễn Hùng Hết trích Vài hàng rất vắn tắt thân gởi các bạn và chúc các bạn cùng gia quyến năm con mèo (không phải con thỏ) an khang thịnh vượng Nguyễn Cung Thông

Chức năng ký âm của tên 12 con giáp – một chức năng cơ bản của ngôn ngữ. Tên gọi 12 con giáp TÝ SỦU … HỢI có khả năng là hệ thống ký âm của một tiếng nước ngoài nhập vào tiếng Hán (cổ), các âm đọc TÝ SỦU … HỢI phản ánh âm Hán trung cổ (tương thích với cách đọc thời Đường Tống qua phiên thiết) nhập vào tiếng Việt – khi phục nguyên âm thượng cổ thì tình hình trở nên rõ ràng hơn: *meu là âm thượng cổ của MAO (C), *tlu/klu (trâu, nhánh Việt Mường) là dạng cổ phục nguyên của Sửu, *kui (cúi, con heo/lợn) là dạng cổ phục nguyên của Hợi …v.v… Chỉ có tiếng Việt (nhánh Việt Mường) mới có các tương quan rất rõ nét giữa tên gọi các loài vật và tên 12 con giáp (thập nhị chi). Ngoài ra, có những dữ kiệc cho thấy khả năng lẫn lộn giữa loài mèo và thỏ trong văn hoá TQ (cổ) cũng như khả năng đổi cả nghĩa chỉ qua một dấu phẩy nhỏ (mãn – con mèo, thành thố thỏ) – xem chi tiết trong bài 4B …trang http://www.khoahoc.net/baivo/nguyencungthong/060111-muoihaicongiap-mao.htm Vài ý vắn tắt cùng đóng góp trong những ngày đầu năm con mèo – chúc các bạn đọc và gia quyến một năm mới an khang thịnh vượng Nguyễn Cung Thông (B) và các nước khác khi văn hoá TQ khởi sắc và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nước chung quanh (C) chính tài liệu TQ cũng ghi nhận điều này (âm thượng cổ của Mão) là *meu (mèo) [ 上古音 ]:幽部明母,meu – so với dạng mèo tiếng Việt [ 广 韵 ]:莫飽切,上31巧,mǎo,效開二上肴明 [ 平水韵 ]:上声十八巧 [ 国 语 ]:mǎo [ 粤 语 ]:maau5 [ 闽南语 ]:bau2 Trích trang http://tool.httpcn.com/Html/zi/22/PWCQKOUYRNUYKOTBF.shtml Liên hệ Mão Mẹo và mèo rất dễ hiểu: các âm này đều thuộc thanh vực trầm3 (trọc) và nguyên âm e (của Mẹo mèo) là dạng cổ hơn của nguyên âm a (của Mão) như hè hạ (Hán Việt), xe xa, keo giao, vẽ hoạ, mè (vừng) ma, chè trà, beo báo …v.v… Một đứa con nít 10 tuổi (ở VN, không phải TQ) cũng có thể nhớ được liên hệ trên – không cần phải dùng các từ ghép so với văn hoá TQ như Mão Thố 卯兔 , Tý Thử 子鼠, Sửu Ngưu 丑 牛để giúp ta nhớ đến tương quan Mão mèo, Tý chuột, Sửu tlu/trâu ….. Chính các ngôn ngữ hay dân tộc nào dùng thỏ thay vì mèo cho chi Mão/ Mẹo mới cần phải giải thích sự khác biệt này! Các khảo cứu về DNA (hay ADN!) cũng cho thấy khả năng di thiên từ Đông Nam Á lên phươnng Bắc (Trường Giang …), cũng như các dữ kiện ngôn ngữ khác như giang 江 (E) có nguồn gốc phương Nam (Nam Á) chứ không phải là gốc Hán (như nhiều người lầm tưởng) - một dạng âm cổ phục nguyên của giang 江 là *krong/*klong để cho ra dạng giang (jiang1 giọng Bắc Kinh bây giờ/theo pinyin) và *krong > không (sông, Mường Bi) và *krong > sông (Việt) …v.v… (thêm vài hàng cho rõ ý): Sông/Việt là klong (tiếng Bru), khlông (Miến Cổ), krung (Môn Cổ), krun (Môn), kron (Bahna), khlon (Mường Hung), krong (Chăm), karung (Katu), rong (Mnông, Kơho), kroung (Brou), Xrong (Sơđăng), khong (Mường Bi), krông (Riang), sungai (Inđônêsia), klang (Palaung) khung (Thái) …v..v… Hi vọng vài hàng rất vắn tắt trên (trích từ bài số 4, 4A, 4B ...) sẽ làm sáng tỏ vấn đề hơn chăng? Thân gởi các bạn còn quan tâm đến văn hoá cổ Việt Nguyễn Cung Thông (E) Hầu như tên các sông đều là giang từ Trường Giang trở về phía Nam (một nhánh của Trường Giang ở phía Bắc thì lại gọi là Thuỷ) …v.v…