Ảnh của Gió Bấc

Ai phải “tạ tội với Hoàng Sa”?

Kỷ niệm 50 năm ngày Trung Công xâm chiếm Hoàng Sa trôi qua lặng lẻ trên hầu hết tờ báo lề đảng. Không có những trang tuyên truyền rầm rộ như 50 năm chiến thắng Đện biên phủ trên không hay 50 năm chiến thắng Mậu Thân với hình ảnh lễ lạc, phát biểu của lãnh đạo…

Một sự kiện nhỏ nhưng có ý nghĩa rất lớn là CÁC CỰU BINH HOÀNG SA VÀ THÂN NHÂN THĂM NHÀ TRƯNG BÀY HOÀNG SA do tổ chức Nhịp Cầu Hoàng Sa tài trợ cũng không được báo chí trong nước đưa tin.

Ảnh của nguyenvandai

Tại sao người Thượng ở Tây Nguyên muốn ly khai để thành lập Nhà nước Đề Ga độc lập?

Trong phiên toà xét xử 100 bị cáo của vụ án Đắk Lắk vừa diễn ra, các cơ quan tiến hành tố tụng và bộ máy tuyên truyền của nhà cầm quyền CSVN đã cáo buộc những người Thượng đã gây ra cái gọi là vụ “khủng bố” 11 tháng 6 và có âm ưu ly khai để thành lập Nhà nước Đềga độc lập.

Trước hết chúng ta tìm hiểu xem ly khai, chủ nghĩa ly khai là gì?

Ảnh của nguyenhuuvinh

Triệu chứng của bệnh của độc tài

Một vụ việc dân bàn tán xôn xao

Mấy hôm nay, Mạng xã hội xôn xao bàn tán về hành động của Giám đốc Công an Hà Tĩnh đã tự ý tha cho một người đàn ông say rượu đến mức quên cả lối về. Người đàn ông ấy sau khi đi làm xong việc đã uống rượu say bí tỉ và không thể tìm ra lối về nhà sau nhiều lần lạc lối thì gặp chốt công an.

Làm người Việt yêu nước thật khó!

Tưởng niệm 50 mất Hoàng Sa, nhưng mọi thứ có vẻ đi qua ở Việt Nam im lặng và chìm ngập trong làn sóng mua bán, vui chơi. Chưa bao giờ có một ngày tưởng niệm mất nước lại đau như vậy. Đau như ai bóp nát sức sống Việt, ngấu nghiến lòng yêu nước ngàn đời của tổ tiên Việt băng mù loà cơm áo. Đôi ba lời giận dữ vang lên trên mạng xã hội, vài tiếng kêu tuyệt vọng thư ngỏ phát đi, lạc lõng tựa như đang sống trong một vùng đất khác, quyền lực khác, không phải của người Việt.

Mới nhớ chuyện đã qua, mà ngẫm.

Ảnh của nguyenvandai

“Buôn vua” là gì? Tại sao ông Nguyễn Công Khế có biệt danh “trùm buôn vua”?

“Buôn vua” là việc một người dùng tiền, tài sản và các mối quan hệ xã hội để đầu tư cho con đường quan lộ của một người có cơ hội và khả năng giành được vị trí quyền lực chính trị, chức vụ cao trong bộ máy nhà nước. Khi người nhận đầu tư đạt được chức vụ nhất định thì sẽ đem lại lợi ích về kinh tế, chính trị cho người đã bỏ tiền ra đầu tư. Cả hai cùng được hưởng lợi.

Câu chuyện về “buôn vua” đã có từ thời nhà Tần bên Trung Quốc.

Ảnh của Gió Bấc

Nguyễn Công Khế: hình mẫu con người mới XHCN

Theo tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF), Việt Nam và hai nước anh em Triều Tiên, Trung Quốc luôn nằm trong tốp "đội sổ" tự do báo chí. Đặc biệt năm 2023 tụt thêm 3 hạng, xếp thứ 178 trong tổng số 180 quốc gia trên thế giới. Người dân không lạ gì trước tin khởi tố bắt giam nhà báo và có phản ứng với mức độ khác nhau. Vụ nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải, Hoàng Khương dư luận công khai phẫn uất. Với Phạm Đoan Trang, Mai Phan Lợi dư luận nín nhịn phẫn nộ trong đau đớn. Với nhóm Báo Sạch dư luận xót xa thương cảm.

Nhà báo bị bắt, sao dư luận vui?

Vaccine cho Hoàng Sa

Cựu Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có một thời gian cầm quyền là 9 năm, 53 ngày. Nhưng ông nổi bật như là một nhà lãnh đạo có khuynh hướng dân túy giỏi. Chỉ trong một thời gian ngắn xuất hiện, nhiều nhà báo cũng như dân chúng đã nhiệt liệt ủng hộ những phát ngôn đầy vẻ chân thành và quyết liệt trong nhiệm vụ truyền thông của ông.

Văn hóa nói dóc và văn hóa gồng mình

VĂN HÓA NÓI DÓC.
 
Câu chuyện một thanh niên sống tại Hà Nội bị liệt - phải ngồi xe lăn - tố quán phở xua đuổi vì bị tật nguyền lan rộng trên báo chí và mạng xã hội, với nhiều thương xót và đồng cảm cũng như lên án quán phở. Chỉ một ngày sau vỡ lẽ, người thanh niên Vũ Minh Lâm đã bịa đặt, làm mất danh dự chủ quán phở và gây tổn thương cho "văn hóa thủ đô"! Lối sống của người dân xứ thiên đàng ngày càng tệ hại [1].
 
Ảnh của songchi

Xung quanh vấn đề sức khỏe, sống chết của ông Nguyễn Phú Trọng

Song Chi.

Cuối cùng sau khoảng hai tuần vắng mặt, ông Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã xuất hiện tại kỳ họp bất thường thứ 5 của Quốc hội khóa XV khai mạc sáng 15/1 tại Hà Nội, dập tắt mọi đồn đoán râm ran trong dư luận về sức khỏe của ông suốt những ngày qua. Mặc dù vậy, xem video clip người ta có thể thấy sức khỏe của ông càng kém hơn trước: ông bước đi rất chậm, và phải có người khác, như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nắm tay dìu đi, còn khi đứng lên chào cờ thì phải bấu vào bàn và được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đỡ dậy…

Trang

Subscribe to rfavietnam RSS