Ảnh của nguyenvubinh

Những cuộc di dân lặng lẽ

     Trong lịch sử Việt Nam, có rất nhiều cuộc di dân, nhưng có hai cuộc di dân lớn nhất trong lịch sử cận đại. Đó là hai cuộc di dân năm 1954 và năm 1975. Cả hai cuộc di dân này đều có nguyên nhân trực tiếp, đó là tỵ nạn cộng sản. Một cuộc di dân thứ ba, về số lượng không kém hai cuộc di dân trước đây, nhưng diễn ra âm thầm, lặng lẽ và trải dài qua nhiều năm.

Ảnh của tuongnangtien

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Câu Hỏi Đầu Năm

Ông Lê Nin ở nước Nga
Mà em lại thấy rất là Việt Nam
Cũng vầng trán rộng thênh thang
Y như trán Bác mênh mang đất trời

Trần Đăng Khoa

Câu chuyện ngày tết: Của tham nhũng đấy

NGUYỄN TƯỜNG THỤY

Tôi có anh bạn, không đồng niên nhưng đồng lứa vì anh chỉ kém tôi 1 tuổi. Anh là một người giàu có, lắm nhà cửa, đất đai nhưng nói chuyện với tôi, không khi nào anh tỏ ra hợm hĩnh khoe của hay khoe quen biết các quan chức, công an này nọ. Với người khác thì tôi không rõ lắm nhưng hình như anh rất khinh những người không có đầu óc, ngu xuẩn trong cách cư xử.

Từ chặt hoa đến bẻ hương

Đầu năm, đầu tháng, lẽ ra tôi nên nói chuyện gì đó vui vui. Nhưng thực sự khó mà nói chuyện vui được khi mọi thứ trong xã hội tôi sống trở nên tệ hại và bệ rạc. Từ chuyện cuối năm nông dân bán hoa không được thì thẳng tay chặt hoa cho đến chuyện một người đàn bà xông vào phá lễ tưởng niệm những chiến sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến Việt – Trung 1979, và thêm nữa, Võ Văn Thưởng, hiện là Trưởng ban tuyên giáo Trung ương trả lời với truyền thông là “tôi mới nhậm chức nên không biết gì về cuộc chiến biên giới 1979”.

Ảnh của songchi

Ý đảng vẫn luôn ngược với lòng dân!

Song Chi.

Chỉ trong vòng một tuần, trước và sau Tết Âm lịch Mậu Tuất 2018, có đến mấy sự kiện lịch sử mà qua đó, thái độ của nhà nước cộng sản VN thêm một lần nữa, đã tự bộc lộ họ là ai, những quan niệm về bạn-thù, sự đánh giá về lịch sử của họ có minh bạch, tiến bộ, thay đổi chút nào sau bao nhiêu năm và họ có lý do gì để tiếp tục lãnh đạo đất nước này, dân tộc này.

Ảnh của nguyenhuuvinh

LÚNG TÚNG, LOAY HOAY: KHÔNG THỂ CHE LẤP SỰ THẬT

Dân gian có câu ví khá hay: "Loay hoay như chó bí ỉa""lúng túng như gà mắc tóc".

Những câu ngạn ngữ này để chỉ thái độ lúng túng của ai đó khi thiếu hiểu biết, hoặc gian lận, hoặc muốn che giấu một sự thật nào đó. Trong cuộc sống, thỉnh thoảng người ta vẫn thấy hoặc là ở những người dốt, hoặc ở những kẻ gian có thái độ này.

ĐỤC BIA RỒI ĐỤC LUÔN CẢ THƠ

Nhiều người hẳn đã quen thuộc với hình ảnh cột bia Khánh Khê ở Lạng Sơn dưới đây [ghi nhận sự hi sinh của 650 chiến sĩ thuộc sư đoàn 337 trên biên giới phía Bắc cản bước quân thù năm 1979] cách đây vài năm được báo chí phát hiện là đã bị đục bỏ dòng chữ "quân Trung Quốc xâm lược" - một hành vi không chỉ xảo trá với lịch sử, vô ơn với chiến sĩ mà còn đớn hèn và nhục nhã về chính trị.

Ảnh của nguyenhuuvinh

CHÚC XUÂN

Đã hết đông rồi, đã tất niên
Tạm gác đi bao nỗi muộn phiền
Xuân đến, nâng ly ta cùng chúc
Cuộc sống đầy tràn sự bình yên

Chúc cho mọi người được bình an
Sức khỏe, tinh thần luôn lạc quan
Yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống
Góp phần gìn giữ lấy giang san

Chúc mọi gia đình luôn an khang
Hạnh phúc đâu phải chỉ cao sang
Đồng tâm, đồng thuận, nhờ ơn Chúa 
Hạnh phúc trong ta sẽ ngập tràn

Ảnh của nguyenhuuvinh

17/2: GỬI BẠN TÔI NƠI BIÊN GIỚI

 

Giờ này trời biên cương lạnh lắm
Gió bấc về hun hút từng cơn
Nơi hoang ải, nắm xương tàn lăn lóc
Các bạn thấy gì ngoài nỗi cô đơn?

Tôi nhớ lắm những tháng ngày năm ấy
Đói, đói như cắt đứt cả ruột gan
Và rét như chưa từng được rét
Địch họa, thiên tai với bao cảnh hoang tàn

Trang

Subscribe to rfavietnam RSS