Làn sóng tẩy chay giả sư lan rộng ở Việt Nam

Làn sóng các trí thức trong nước nổi giận với sự thao túng của giới sư sãi quốc doanh như đang vào cao trào. Nhiều người trích đăng các phát biểu dọa nạt xằng bậy về nhân quả, hay các lý thuyết thúc giục tín đồ phải đổ tiền của vào thùng công đức đang bị trích dẫn mỗi ngày, cười cợt và kể cả vạch rõ sự rẻ tiền của chúng.

Ảnh của nguyenhuuvinh

Một năm, xung quanh chân Chủ tịch nước.

Chủ tịch nước, một trong hàng 4 nhân vật quan trọng nhất trong triều đình Cộng sản, dù vẫn được coi là nhân vật ít có sức nặng bằng các chân khác, thậm chí là “hữu danh, vô thực” trong một số trường hợp.

Nhưng, là một trong bốn nhân vật được coi là đứng đầu đất nước, câu chuyện quanh chiếc ghế này cũng nói lên nhiều điều.

Chuyện Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng bị đuổi thẳng cổ về vườn lần này gây chấn động không giống như sự kiện Nguyễn Xuân Phúc nối gót hai Phó thủ tướng là Ủy viên Bộ Chính Trị Phạm Bình Minh và Ủy viên trung ương Vũ Đức Đam ngã ngựa năm ngoái.

Ảnh của Gió Bấc

Bà Chủ tịch huyện bắt còng tiết kiệm được 170 tỷ đồng?

Chuyện quan bà Bí Thư Vĩnh Phúc bị bắt giam chưa bớt nóng dư luận lại dậy sóng chuyện nữ Chủ Tịch UBND huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai bị “bốc hơi” 170 tỷ đồng trong tài khoản ngân hàng.

Ô nhiễm Hà Nội, hiểu theo nghĩa nào?

Chỉ số ô nhiễm, hiểu theo nghĩa khoa học thuần túy, Hà Nội đạt vào mức báo động đỏ., nhưng nếu chỉ nhìn bề ngoài và đo bằng thước đo khoa học thuần túy sẽ không thấy hết bản chất của sự ô nhiễm. Vấn đề trầm trọng ở Hà Nội chính là ô nhiễm chính trị, khi cái chìa - ổ khóa chính trị được mở ra, thì mọi việc sẽ khác đi rất nhiều. Hay nói cách khác, ô nhiễm chính trị ở Hà Nội được biểu hiện qua ô nhiễm môi trường.

Ngày chủ tịch về làm người "tử tế"

Tin tức báo chí rầm rộ đưa sự kiện Ông chủ tịch Võ Văn Thưởng rời ghế về làm dân thường, nhưng dường như không có nhiều nuối tiếc trong công luận. Ông Thưởng không còn được làm quan nữa, vì bởi bị phát hiện những sai phạm dính líu đến hối lộ và tham nhũng thời còn nắm quyền ở Quảng Ngãi, tương tự như những kẻ vô lại khác, đã và đang bị vạch trần trong chiến dịch đốt lò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ảnh của Gió Bấc

Bắt nóng Ủy Viên Trung ương: Trần chậm hay Tô nhanh?

Tính đến nay mới hơn nửa nhiệm kỳ, kể cả Võ Văn Thưởng thì đã có 18 ủy viên trung ương đảng trong đó có đến 4 ủy viên bộ chính trị khóa 13 bị ngã ngựa bằng nhiều hình thức: đột tử; cho thôi giữ chức, về hưu theo nguyện vọng; bị kỷ luật cách chức, khai trừ; bị đình chỉ, khai trừ, bắt giam. Theo độ nóng sát phạt của lò ông Tổng, Ủy viên trung ương bị bắt giam không còn là chuyện lạ. Thậm chí ở khóa 12, Đinh La Thăng là ủy viên Bộ Chính Trị cũng bị bắt giam, nhiều lần ra tòa lãnh án.

"Lừa đảo" và "bị lừa đảo" ở đâu ra mà ngày càng nhiều vậy (?)

Trước 1975 - ngay tại đô thành Sài Gòn - hầu như không bao giờ thấy chữ "lừa đảo" và "bị lừa đảo" trong cuộc sống thường nhựt, dù lúc bấy giờ thời cuộc khá nhiễu nhương, bởi xã hội vẫn còn chiến tranh với sự khủng bố từ Việt Cộng, như: chọi lựu đạn, đặt mìn, ám sát, thủ tiêu... Môi trường kinh doanh - sản xuất an hòa, lồng trong môi trường sống an bình của người dân. Dĩ nhiên là như vậy! 
 

Phản ứng của người dân trước chuyện lãnh đạo mất ghế

Ông tôi kể rằng thời Việt Nam Cộng Hòa, mặc dù sau ba chương trình cải cách kinh tế - chính trị và văn hóa của Thủ tướng - Tổng thống Ngô Đình Diệm gồm Dinh Điền , Trù Mật và Ấp Chiến Lược đều thất bại, ông mang ít nhiều tai tiếng và nhất là bị thế lực thầy chùa Việt Cộng công kích, dẫn đến đảo chính 1963, cuộc đảo chính khiến cho hầu hết nhân dân đều thấy buồn và đau lòng. Thời Việt Nam Cộng Hòa, mỗi lần có chính biến là một lần dân thấy buồn và lo. Còn bây giờ, thời Cộng sản xã hội chủ nghĩa, hình như vấn đề chính biến lại thành trò mua vui của người dân. Vì sao?

Trang

Subscribe to rfavietnam RSS