Ảnh của nguyenvubinh

Về việc canh, chặn người hoạt động và đấu tranh ở Việt Nam

     Những người hoạt động môi trường, hoạt động từ thiện và hoạt động nhân quyền cũng như người đấu tranh dân chủ ở Việt Nam ngoài việc phải đối diện với việc bắt bớ, giam cầm, tù đày và đánh đập còn phải chịu một hình thức đàn áp rất thô thiển, đó là việc họ bị canh, chặn tại nhà của mình khi nhà cầm quyền thấy có bất cứ sự việc, hay dấu hiệu nào mà họ cho rằng cần ngăn cản và cấm đoán. Việc ngăn cản bằng hình thức canh, chặn ở nhà người hoạt động, đấu tranh đã có từ rất lâu rồi.

Vương Đình Huệ đọc thơ tình để ngụy biện tăng giá điện

Nguyễn Tường Thụy

 

Ở đây tôi không nói thơ chung chung mà là nói thơ tình, cũng không nói thơ đi vào đời sống chung chung mà chỉ nói đi vào đời sống quan chức.

Tưởng như hai câu thơ “Tháng ba đột ngột mưa rào/Để cho em trộm bước vào hồn anh” của Đoàn Thị Lam Luyến chẳng liên quan gì đến việc tăng giá điện. Ấy thế mà Phó thủ tướng Vương Đình Huệ vận dụng ngay được để bao biện cho việc tăng giá điện. Thế mới tài.

Ảnh của Gió Bấc

Công đoàn ngoài quốc doanh: Khai tử lồng trong giấy khai sinh

Do áp lực của EU và các định chế quốc tế, bộ LĐ-TB&XH Việt Nam đã công bố dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), trong đó lần đầu tiên bổ sung các quy định về việc thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp ngoài hệ thống Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.

Ảnh của NguyenTrangNhung

Nếu Linh "nựng" được hưởng án treo...

Ngày 23/5, báo chí trong nước đưa tin Nguyễn Hữu Linh được Viện Kiểm sát đề nghị áp dụng nhiều tinh tiết giảm nhẹ, cụ thể là các tình tiết sau đây trong Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS):

Kẻ giấu mặt nào chống lưng cho BOT bẩn?

NGUYỄN TƯỜNG THỤY

 

Ngày 20/5/2019, một nhóm lái xe đến Trạm thu phí  Bắc Thăng Long - Nội Bài hỏi căn cứ pháp lý của việc thu phí ở đây. Việc này, dư luận quen gọi là đánh BOT bẩn.

Sau một thời gian đôi co, công an đã bắt các anh chị em vào đồn công an huyện Sóc Sơn. Theo facebooker Nguyễn Trần Công, những người bị bắt gồm chị Huệ Như, chị Tiếp (quốc tịch Singgapore), anh Mạnh Hùng, anh Phạm Nam Hải, anh Thắng và một anh lái xe nữa chưa rõ danh tính.

Ảnh của nguyenlanthang

CHO BÉ NHỮNG ƯỚC MƠ

Xin chào quý anh chị, các thầy cô giáo, và đặc biệt là các vị phụ huynh. Tôi rất vui mừng là trong bài viết trước, "Quỳ xuống với con" tôi đã nhận được sự tán thưởng rất lớn của đông đảo bạn đọc gần xa. Lần theo từng dòng bình luận, từng cái chia sẻ của mọi người, tôi đã đọc hầu hết cảm nghĩ của tất cả các vị. Tuy nhiên, rất nhiều người đã copy bài viết của tôi đi đâu đó, hoặc chia sẻ bài viết vào các nhóm kín, nên tôi cũng không thể đọc tất cả các ý kiến.

Ảnh của nguyenhuuvinh

Nhân vụ Nhà thờ Bùi Chu: Những bất cập trong việc xây dựng công trình Công giáo - Phần 3

Thời kỳ mới: Xây dựng lại

Thời kỳ các ngôi Thánh đường được xây dựng tại Việt Nam cách đây đã ngót nghét trăm năm. Quy mô chỉ nhằm phục vụ cho từng giai đoạn lúc bấy giờ.

Hơn trăm năm qua đi, số lượng giáo dân tăng lên theo con số cơ học cũng đã gấp nhiều lần thời kỳ xây dựng. Trong khi đó, quy mô các ngôi thánh đường thì không thay đổi, thậm chí đất đai, khuôn viên ngày càng bị lấn chiếm, bị cướp bất chấp luật pháp của nhà cầm quyền. Khi những ngôi nhà thờ đó được xây dựng lượng giáo dân chỉ bằng khoảng ¼ hoặc 1/5 số giáo dân hiện tại.

Ảnh của tuongnangtien

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Tử Vi Nước Việt

Mỗi kỳ đại hội Đảng là mỗi kỳ nhân dân mở lòng của mình để cùng với ý Đảng tạo ra những đột phá mới cho đất nước. 

Tiến sỹ Đinh Đức Sinh

Ảnh của NguyenTrangNhung

Phim 'Vợ ba': Khi nghệ thuật thiếu dung hòa với pháp luật và đạo đức

Hình: Một cảnh trong phim 'Vợ ba' (Nguồn: Internet)

"Tởm quá, con không đóng đâu." Đó là tin nhắn mà Nguyễn Phương Trà My gửi cho mẹ khi đọc hết các phần kịch bản mà đoàn làm phim gửi cho cô vào những ngày thử vai, trong đó có nhiều cảnh nóng.[1]

Tuy nhiên, sau khi đoàn làm phim thuyết phục, Trà My đã nhận vai, và tất nhiên, mẹ cô cũng đồng ý, dù như cô kể, mẹ cô đã từng phân vân, thậm chí, trước đó còn yêu cầu cô ngừng đọc kịch bản.[2]

Ảnh của canhco

Người Trung Quốc không còn xấu xí

Bá Dương - nhà thơ, nhà văn, nhà báo và sử gia được tờ The New York Times mệnh danh là "Voltaire của Trung Quốc" bởi tác phẩm “Người Trung Quốc xấu xí” xuất bản năm 1985 tại Đài Bắc, và chỉ 4 năm sau chính Trung Quốc đại lục đã cho phép ấn hành tác phẩm này cũng như những tác phẩm khác của ông.

Trang

Subscribe to rfavietnam RSS