Máu đã đổ vì đất, giềng mối cuối cùng đã bị cắt đứt

Trong tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, có đoạn kể về người bộ đội lái xe tăng. Sau rất nhiều phen vào sinh ra tử, nhuộm đỏ khói và máu chiến trường, người lính thiết giáp giải ngũ và về lái xe tải, hội chứng sát máu sau chiến tranh là thứ làm anh khổ.

I have a dream. sau hơn nửa thế kỷ

Hơn 50 năm trước, vào những ngày này, nước Mỹ và thế giới sục sôi vì bài diễn văn của Martin Luther King với tiêu đề "Tôi có một giấc mơ".

Bài diễn văn được đọc trước hơn 200.000 con người, đại diện cho một xã hội người da đen đang khát khao quyền bình đẳng và tình thương, đại diện cho một xã hội đang chực chờ bùng nổ thành cơn giận dữ và một cuộc đại hỗn loạn. Nhưng bằng sự bao dung và vĩ đại, Martin Luther King đã biến mọi thứ thành bàn tay chìa ra, hóa giải sự thấp hèn, định kiến và ca ngợi tự do, biến mọi thứ thành khát vọng của một quốc gia.

Ảnh của nguyenvandai

50 năm di sản tội ác của Hồ Chí Minh

Hầu hết các quốc gia, dân tộc trên thế giới đều rất sáng suốt khi lựa chọn người xứng đáng là lãnh tụ của dân tộc mình. Bởi những vị lãnh tụ của các quốc gia, dân tộc đó đã làm rạng rỡ lịch sử của quốc gia đó. Đồng thời họ đã thiết lập và để lại một nền tảng chính trị xã hội dân chủ làm bệ phóng cho quốc gia phát triển thịnh vượng và văn minh. Tên tuổi của họ được trường tồn cùng với dân tộc của họ.

Ảnh của nguyenvandai

Nguyễn Phú Trọng đã đánh tráo giá trị đạo đức?

“Đức” có nghĩa là đạo đức, phẩm đức, phẩm hạnh. Những tính tốt như chân thành, kiên trì, nhẫn nại, vị tha, v.v. đều được gọi là “đức tính”. Người hay làm điều thiện, tấm lòng bao dung lại được gọi là người “đức độ”. Trong xã hội xưa kia, dù là bình dân bá tánh, quan lại hay kẻ làm vua đều phải biết “tu dưỡng đạo đức”. Điều đó đủ để thấy rằng một chữ “đức” đã gồm thâu lại tất cả những phẩm chất tốt đẹp của con người.

Ảnh của NguyenTrangNhung

Vài giải pháp để phân cấp ngân sách hiệu quả

Như đã nêu trong bài 'Một số bất cập trong phân cấp ngân sách tại Việt Nam',[1] nhà nước phải có các giải pháp trước những hệ quả tiêu cực của chính sách phân cấp ngân sách hiện nay.

Các giải pháp như vậy đòi hỏi thay đổi tư duy về động cơ về khuyến khích và các tiêu chí của chính sách, và ứng dụng đúng đắn động cơ khuyến khích để thúc đẩy sự phát triển.

Ảnh của NguyenTrangNhung

Một số bất cập trong phân cấp ngân sách tại Việt Nam

Nguồn: Thư viện Pháp luật (dựa trên Phụ lục 06, Nghị quyết 73/2018/QH14)

Chỉ 16 trong 63 tỉnh, thành trên cả nước phải đóng góp ngân sách về trung ương, còn lại 47 tỉnh vẫn được nhận trợ cấp ròng từ ngân sách trung ương, theo dự toán ngân sách 2019.[1] Cơ cấu này vẫn được duy trì như 1 năm trước.

Đà Nẵng: Phải đấu thầu quốc tế làm quy hoạch thành phố

Chính quyền thành phố Đà Nẵng vừa tổ chức hội thảo đóng góp ý kiến xây dựng quy hoạch chung thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 [1]. Việc xây dựng quy hoạch này vốn đã được thành phố hồi đầu năm nay giao cho liên danh tư vấn Sakae Corporate Advisory (Sakae) và Surbana Jurong cùng đến từ Singapre. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là Đà Nẵng, với sự cho phép của Chính phủ, đã vận dụng điều khoản đặc biệt trong Luật Đầu tư hiện hành để giao cho liên danh đến từ SIngapre không qua đấu thầu. [2]

Ảnh của nguyenlanthang

MẢNH VÁN CUỘC ĐỜI

Hai hôm nay, mạng xã hội nổi lên video clip cảnh một bảo vệ đuổi hai mẹ con muốn trú mưa ở hiên một khách sạn sang trọng trong cơn mưa bão bất chợt. Thôi thì đủ thứ lời "vàng ngọc" của cư dân mạng trút lên đầu cậu bảo vệ kia. Trong một xã hội quá thiếu vắng tình người thì quả thật những chuyện như thế này rất dễ làm mọi người nổi điên lên.

‘Bảo vệ đảng’ trên mạng xã hội Việt Nam và Trung Quốc: Giống và khác?

Hôm thứ Hai 26/8/2019 vừa rồi, nhân diễn đàn "Đảng viên trẻ tham gia đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng" do Ban Bí thư Trung ương Đoàn phối hợp với Học viện Báo chí Tuyên truyền tổ chức, một Bí thư Đoàn từ Đăk Lăk đã không ngần ngại chia sẻ cái gọi là sáng kiến trong đấu tranh phòng chống diễn biến hòa bình trên mạng xã hội: tổ chức cho đoàn viên lập tài khoản ảo để thường xuyên đăng tải thông tin có lợi cho đảng và chính quyền, đồng thời report (báo cáo vi phạm) những bài viết, tài khoản mà họ cho là ‘phản động’. 

Ảnh của NguyenTrangNhung

Dalit – Tầng lớp đáy cùng trong chế độ đẳng cấp tại Ấn Độ

Hình: Người Dalit ở Ấn Độ (Nguồn: Nepal Times)

Vào ngày 17/1/2016, một nghiên cứu sinh tại Đại học Hyderabad bang Telangana, Ấn Độ đã treo cổ tự vẫn. Đó là Rohith Vernula, một Dalit, tức người đến từ tầng lớp thấp nhất trong chế độ đẳng cấp của đạo Hindu, sau Brahmin – tu sĩ, Kshatryia – nhà binh, Vaishya – nhà buôn, và Shudra – nông dân và thợ thuyền.

Trang

Subscribe to rfavietnam RSS