You are here

Giới thiệu nhưng nhà văn trẻ thế giới

Cùng với ZZ Packer tác giả tập truyện ngắn Drinking Coffee Elsewhere/Uống cà phê ở đâu đó, Nell Freudenberger tác tập truyện ngắn “Lucky Girls”là hai nhà văn nữ Mỹ đựoc tạp chí Granta năm nay chọn vào danh sách 21 nhà văn trẻ Mỹ xuất sắc nhất hiện nay. Cuối năm 2006 Nell Freudenberger đã cho ra mắt quyển tiểu thuyết trên 400 trang The Dissident/Người Bất Đồng Chính Kiến  còn ZZ Packer vẫn chưa thấy cho ra mắt quyển tiểu thuyết đầu tay cô đã khởi đầu viết từ hơn bốn năm nay.  
   Trước khi cho xuất bản tập truyện ngắn “Lucky Girls”/ Thiếu Nữ May Mắn đã có dư luận đồn thổi những thông tin gây chú ý như: một nhà xuất bản lớn nọ đã ứng trước 500.000 Mỹ Kim cho tác phẩm đầu tay Nell Freudenberger sẽ hoàn thành trong một năm nhưng cô đã từ chối món tiền lớn này để chỉ nhận 100.000 Mỹ Kim do nhà Ecco, chi nhánh của HarperCollins đề nghị vì lòng quí trọng nhà văn Daniel Halpern (thầy của cô ở Iowa hiện làm việc cho Ecco), cô được đăng truyện trong số đặc biệt mùa hè năm 2001vì cô cũng chính là một Phụ-tá Chủ biên của tờ The New Yorker. Người ta cũng còn nhắc tới sự kiện cô ta rất xinh đẹp, lóng lánh.. Khi đó Nell Freudenberger mới 26 tuổi. Sau The New Yorker, các tạp chí văn chương thế giá khác như Granta và The Paris Review cũng đăng truyện của nhà văn nữ trẻ này..
 
Nell Freudenberger sinh năm 1975 ở New York nhưng lớn lên và học trung học ở Los Angeles, California, sau đó sang học ở Harvard và tốt nghiệp năm 1996. Năm sau cô ghi danh lớp Sáng tác ở Đại học Iowa. Học xong vào làm việc phụ tá chủ biên tờ The New Yorker một thời gian ngắn. Bỏ công việc phụ tá chủ biên, Nell Freudenberger  qua Bangkok, rồi New Delhi dạy Anh ngữ. Tuy khá xinh đẹp nhưng bạn bè thân quen thấy cô là người kín đáo, đĩnh đạc. Hiện nay Nell Freudenberger sống với chồng là một kiến trúc sư ở New York. Tài năng và chỗ đứng trong giới nhà văn trẻ Mỹ của cô đã thực sự được xác định sau khi quyển truyện dài The Dissident/Kẻ Bất Đồng Chính Kiến ra mắt năm ngoái. Quyển sách này cho thấy Nell Freudenberger là một người viết tiểu thuyết nhiều tham vọng và tài năng.
 
Ngay từ trong Lucky Girls cảnh thổ văn chương của Nell Freudenberger đã mở rộng biên giới: truyện không chỉ xảy ra ở Mỹ mà còn ở những nước  Đông-Nam Á. Nhân vật không chỉ là người Mỹ mà còn là người Á châu. Nhưng dù là Mỹ hay Á, họ đều là những người đàn bà đã  rời bỏ quê hương, không những đang bức xúc về tình yêu mà còn trở thành dễ bị bức hại vì sống xa quê hương xứ sở. Nhưng cũng do mang số phận vô xứ nên họ đã trải nghiệm được tình yêu đối với những cảnh thổ, con người, và những nền văn hóa xa lạ. Tất cả 5 truyện ngắn trong Lucky Girls đều được coi là đặc sắc cả về văn phong lẫn lối dựng truyện. Ngoài ra, người đọc quyển sách này cũng nhận thấy Nell Freudenberger quan tâm và tìm hiểu khá xâu về nghệ thuật cũng như tư tưởng Âu châu hiện đại, nhất là về kỹ thuật viết tiểu thuyết và về lý thuyết văn học (rõ nhất là trong truyện ngắn “Letter from the Last Bastion” chúng tôi cho rằng đây là truyện đặc sắc nhất trong tập Lucky Girls, trong một dịp thuận tiện chúng tôi sẽ chuyển ngữ truyện này.)
Cho nên người ta không ngạc nhiên khi nhân vật chính trong The Dissident của Nell Freudenberger là một nghệ sĩ Trung hoa. Truyện được cấu trúc theo hai điểm đứng tự sự: phần về nhân vật Trung Hoa là tự thuật, còn phần nói về gia đình Traverses cùng những người thân sơ cũng như những diễn biến xoay quanh cuộc sống của họ khi có Yuan Zhao đến sống chung được kể lại bởi nhân vật tự sự thứ ba đứng trong bóng tối nhưng có mặt khắp nơi. Hai giòng tự sự này trộn lẫn nhau trong các chương sách; nhưng chương 1 mở đầu và hai chương 78-79 kết thúc truyện là lời tự thuật của Yuan Zhao. Anh “có tên” là Yang Zhao (nói là có tên vì người ta gọi anh bằng tên đó, nhưng nhân thân thật sự của anh ta sẽ hé lộc dần dần). Trong chương mở  đầu anh tự giới thiệu : ‘’Tôi đã chẳng hề nói rằng mình là một kẻ bất đồng chính kiến.  Lẽ ra tôi đã không ra sống ở ngoài nước Tàu.” Kế tiếp anh nói rõ hơn về mình, và giải thích việc mình được mời sang Mỹ giao lưu văn hóa: “Nhưng tôi rất ngần ngại đổ trách nhiệm lên đầu người khác. Kết cục chính vì lỗi tại tôi đã để mình bị thuyết phục một cách dễ dàng. Tôi vốn dĩ là kẻ gây ấn tượng khá mạnh mẽ vì cái tài bắt chước. Tôi là, đúng như sự thừa nhận của sư phụ tôi, một kẻ sao chép xuất sắc.” Anh ta sơ lược vài nét về gia thế và về tài bắt chước, sao chép của mình. Qua lời anh ta biết được mẹ anh thuở nhỏ sống ở bang Washington cho đến 12 tuổi thì theo cha mẹ về Trung quốc vì ông ngoại anh là một kỹ sư điện đang làm việc cho hãng Boeing nghe lời đường mật của Chu Ân Lai đã về nước để đóng góp tài năng xây dựng xứ sở “Trung quốc Quang vinh”, nhưng không bao lâu sau gia đình bị liệt vào giai cấp phản động và bị đưa đi cải tạo. Anh sinh năm 1975, một năm trước khi xảy ra cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Tuy sau này mẹ anh được tái trưng dụng làm Giáo sư Anh ngữ ở một trường Thương mại nhưng thời thế điên đảo đã cướp mất nỗi đam mê tác phẩm của những  thi sĩ thuộc phong trào Lãng mạn của bà. Thuở trước bà đã dịch được khá nhiều bài thơ của những thi sĩ thuộc phong trào lãng mạn nhưng nay thì phải quên đi chuyện cũ. Có tài bắt chước, lại có mẹ dạy cho nên ngay từ nhỏ anh đã xuất sắc môn Anh ngữ. Anh cũng tiết lộ có người anh họ tên X lớn hơn 6 tuổi (anh không thể nói trắng tên thật, nhân thân ông anh hiện đang sống trong nước này vì sự an nguy của ông) mới là một nghệ sĩ và là một người bất đồng chính kiến thứ thiệt mặc dù có gốc gác nông dân. Cũng chính qua ông anh họ này mà anh can dự vào những sinh họat văn nghệ tiền phong của những nghệ sĩ trẻ trong khu Làng Phía Đông ở Bắc Kinh từ hai năm trước khi xảy ra vụ tàn sát thanh niên sinh viên nổi dậy đòi dân chủ ở quảng trường Thiên-An-Môn. Từ nhỏ X thường gọi Yuan Zhao bằng cái tên “Ẩn Sĩ Tôm Hùm” (Longxia Shanren) vì anh rất thích tranh của Zhao Cangywun thường được người đời gọi là “Cangywun Shanren” (Tụ Vân Ẩn Sĩ) và ngày bé anh vẽ tôm hùm khá đẹp. Đôi khi X cũng còn kêu Yuan Zhao bằng cái tên người trong gia đình là “Nhỏ Mập”. Kết thúc phần tự giới thiệu, Yuan Zhao không quên nhắc lại cho mọi người đừng quên:”Như tôi đã nói, Tôi là một người dày kinh nghiệm chỉ về một món thôi; cho nên đây là một truyện về việc giả mạo và đó cũng là một thứ bạn không thể làm giả được.” Sở dĩ có chuyện Yuan Zhao được qua Mỹ vì Henry Lin, một  giáo sư Văn hóa Trung Hoa nổi tiếng của đại học UCLA năm 1992 có qua Trung quốc nghiên cứu mảng dân ca cổ và đã gặp gỡ nhóm nghệ sĩ trẻ tiền phong, người ông quí trọng nhất là X, lãnh tụ nhóm. Trở về Mỹ Harry Lin đã móc nối, dùng ảnh hưởng của mình kiếm được một học bổng để mời một ứng viên trong nhóm nghệ sĩ trẻ tiền phong này qua Mỹ trong chương trình giao lưu văn hóa. Vì không biết tiếng Anh nên X thuyết phục người em họ sang Mỹ để giới thiệu nghệ thuật trình diễn tiền phong và hội họa truyền thống Trung Hoa. Anh kể “Tôi sẽ rời Thượng Hải trong tháng Tám, ngay trước mùa khai giảng ở Mỹ. Ở Los Angeles tôi sẽ là một học giả thỉnh giảng ở Trường Nữ St. Anselm, và sống với một trong những gia đình cam kết giúp đỡ nhà trường nhất; họ là “những nhà bảo trợ nghệ thuật” rất sung sướng được dịp lưu trú tôi trong vòng một năm. Tôi cũng sẽ được nhận một phụ khoản của trường UCLA trích từ ngân khoản có tên là Học bổng Dubin nhằm “khuyến khích nghệ sĩ vượt qua những biên giới và đặt ra cho họ sự thử thách tư duy khi họ tiếp cận các nghệ sĩ của những xứ khác và những nền văn hóa khác.” Đáp lại, tôi sẽ có một buổi triển lãm tranh sơn dầu của một mình tôi (những họa phẩm đã được ttriển lãm ở phòng tranh TFAM ở Đài Bắc trước đây nhưng với người xẻm tranh Mỹ chúng vẫn cứ được coi là mới) cộng them một tác phẩm mới sáng tác khi ở Mỹ vào mùa Xuân. Đồng thời tôi cũng sẽ có một buổi thuyết trình, trong bài thuyết trình này tôi sẽ đặt công trình của tôi “trong toàn cảnh nghệ thuật Trung Hoa mới và sự phát triển của tự do phát biểu.”
Gia đình nhà Traverses gồm người vợ tên Cece, người chồng Gordon hiện là giáo sư tâm lý trị liệu ở UCLA, con gái tên Olivia có bạn là Emily, con trai tên Max có bạn gái là Jasmine. Cece, Gordon, Olivia, và Max hiện cư ngụ trong một căn nhà sang trọng ở Westwood thuộc L.A. Cece nay đã ngoài bốn mươi, Olivia con gái đầu mười sáu tuổi và Max mười bốn. Gordon có hai em: gái tên Joan, nhà văn và trai tên Phil một kẻ long bông nghề ngỗng và đời sống bất ổn hiện ở New York cùng bạn gái tên Aubrey làm luật sư.Là đứa con trai không thành đạt trong gia đình nên Phil bị Gordon coi thường. Đời sống vợ chồng của Gordon và Cece hiện đang ở giai đoạn chót của cuộc khủng hoảng kéo dài đã hơn mười năm nay: hai người không còn cảm thấy gần gũi nhau được, nhất là về thể xác. Nell Freudenberger trong truyện đã đưa ra bức tranh của một gia đình trung lưu trí thức Mỹ ở California. Thế giới nhìn về đời sống ở Mỹ thật khó có một cái nhìn tương đối gần với sự thực vì sự đa dạng của đất nước giàu có nhất thế giới này. Chính vì sự đa dạng này cho nên ngay với người đọc Mỹ, phán đoán về bức tranh gia đình Traverses cũng rất khác nhau, chưa kể niềm tự hào của một số người Mỹ  bị tổn thương khi nhà văn đưa ra những miêu tả nhận định tiêu cực. Nhất là khi Nell Freudenberger viết về “bí mật” là vụ Cece ngoại tình với Phil. Trong miêu tả của Nell Freudenberger dường như Gordon biết chuyện này nhưng đã cố tình làm ngơ giả như không biết gì để có thể vẫn sống tử tế với vợ. Đối diện với sự việc đáng tiếc xảy ra Cece lâm vào cuộc khủng hoảng phải đi bác sĩ tâm lý trị liệu. Có thể nói cả Cece lẫn Gordon đều không muốn hoặc không thể đối diện với thảm kịch này. Khoảng cách giữa hai người càng ngày càng mở rộng, họ sống với nhau như hai chiếc bóng. Gordon lao vào cuộc tìm kiếm phổ hệ gia đình mình còn Cece bận rộn với “những vấn đề” của hai con đang trong lứa tuổi khủng hoảng, một hiện tượng phổ biếncủa lớp thanh thiếu niên con cái gia đình trung lưu ở Mỹ.  Ngoài ra Cece còn cố tự làm cho mình bận rộn bằng những công tác tình nguyện. Một chi tiết trong chuyện cũng cần lưu ý: trong bữa tiệc đầu tiên ở nhà Traverses tiếp đãi Yuan Zhao, giáo sư Harry đã cáo lỗi không tới dự. Theo lời X nói với Yuan Zhao trước khi đi Mỹ, Harry Lin sẽ rất ít tiếp xúc với Yuan Zhao khi anh ở Mỹ. Ta có thể ngờ rằng Harry Lin biết người đến Mỹ chỉ là Yuan Zhao giả.
Đọc The Dissident chúng ta thấy Nell Freudenberger đã trải rộng trên toàn bộ quyển sách chủ đề chính bản chất của nghệ thuật. Còn những miêu tả về gia đình trung lưu Mỹ, về cuộc khủng hoảng của thanh thiếu niên gia đình trung lưu, về sinh hoạt trong giới trí thức Mỹ, về cuộc đối thọai văn hóa Đông-Tây v.v…chỉ là những tảng màu phụ trong bức tranh vô hình về bản chất nghệ thuật. Về hội họa và trình diễn ta có những trang sách đẹp miêu tả sinh họat nghệ thuật của nhóm nghệ sĩ tiền phong trẻ ở Làng Phía Đông. Về tiểu thuyết chúng ta có những nét phác họa về Joan, một âm bản chân dung tiêu biểu của loại nhà văn Mỹ thời thượng được trình diện với một cái nhìn phán xét (critical) sâu sắc. Chính vì vậy người đọc nếu không có cùng những quan tâm như tác gia sẽ rất khó lặn sâu vào tầng chữ nghĩa bên dưới trang sách.
Qua lời kể của Yuan Zhao chúng ta biết được về những nghệ sĩ trẻ đóng đô ở Làng Đông, cách không xa Cung Điện Mùa Hè, khỏang giữa khu phố vòng cung số 3 và số 4, vốn trước kia là một khu công nghệ ở ngoại ô Bắc Kinh nhưng vào quãng cuối thập niên đã trở thành một khu hoang phế bỏ hoang. Những người trẻ say mê nghệ thuật nhưng nghèo đã tụ tới khu này sống bất hợp pháp (không hộ khẩu) vì giá thuê nhà khá rẻ. Trong chương 58 qua lời tự sự của nhân vật ta cứ tưởng là Yuan Zhao tiết lộ thực sự Yuan  Zhao là ai“ Vào Mùa thu năm 1987 Yuan Zhao đáp xe lửa từ Vũ Hán đến Bắc Kinh. Hắn ngồi ở khu rẻ tiền trên tàu. Bị tống cổ khỏi Viện Nghệ Thuật Hubei vì màn trình diễn Chôn Sống Số 1 gồm 10 sinh viên (Yuan Zhao lúc đó chưa có mặt vì đang sống với cha mẹ ỡ Harbin) đã tự chôn mình trong một ngôi mộ khổng lồ ở một bãi nuôi heo hoang của một nông dân địa phương, miệng ngậm những ống hút cao su co dãn được. Những tấm hình chụp từng nghệ sĩ trình diễn lần lượt chôn sống nhau cho đến khi bãi chuồng lợn trống rỗng  chỉ trừ thấy nhô khỏi mặt đất những cái ống cao su. Không có một bức hình nào chụp cảnh sau đó với những cảnh sát mặc thường phục đến “cứu sống” những kẻ tham dự màn diễn, lôi cổ cả bọn đem đi thẩm vấn, cả lũ trông giống như những con ma  tay chân quần áo mặt mũi vẫn còn bám đầy bụi đất trắng nhờ….Sau khi Yuan Zhao về Quảng Tây sống với cha mẹ, quyết định thôi không vẽ tranh nữa…rồi lại lập tức quay trở lại Bắc Kinh, sống nay đây mai đó trước khi ở yên trong một khu tồi tàn ngoài rìa thành phố. Yuan Zhao ngạc nhiên khi thấy khu này cũng là nơi có nhiều họa sĩ trú ngụ. Vì những nghệ sĩ này không có bất kỳ cái gì – không sơn, không cọ, không vải bố - nên họ đem nhau ra thí nghiệm. Kẻ thì tự cắt thịt mình bằng một con dao, người thì nhảy xuống một cái hồ đang đông cứng để giải nhiệt thân thể, người thứ ba thì tự giam mình trong một cái cũi kín bẳng kim khí cho đến khi sắp chết ngạt. Một ngày đẹp trời nọ có một nam tử đẹp trai tóc dài (cái bờm tóc óng ả cùng với cặp mông thanh thóat cộng them cặp mắt ngủ mơ của hắn hẳn phải là những thứ một diễn viên đầy tham vọng của Viện Múa Bắc Kinh phải them khát) thân thể trần truồng trát kín bằng dưa hấu xay nhuyễn, bước ra ngòai đường phố trên người chỉ khóac một cái áo chòang của phụ nữ. Rồi hắn ngồi xuống trên một nắp cống là chỗ muỗi đến sinh sản, chút nữa thì hắn bị bắt giam ngay lần đầu tiên. (vì) công nhân trong khu gọi cho cảnh sát biết. Bạn bè nam tử này vừa kịp báo động kịp thời. Yuan Zhao, kẻ đứng quan sát cảnh sát ập tới, về nhà và vẽ một bức tranh môt nam tử đầy bí mật mặt  trắng toát, mặc một tấm áo chòang phụ nữ. Anh ta vẽ màn khi cảnh sát dở tấm áo choàng lên, sững sờ kinh ngạc nhảy lùi về phía, và nam tử nọ thì trần như nhộng, thân thể đầy những vết đứt hình ngôi saođỏ…Và đó là bức tranh cuối cùng của Yuan Zhao…Anh ta và nam tử nọ sau đó trở thành đôi bạn thân, họp tác thực hiện những màn trình diễn quái lạ. Sau đó hai người gặp được một tay nhiếp ảnh trẻ tuổi, cũng là một di kẻ mới từ tỉnh nhỏ lên thủ đô và anh này bắt đầu ghi nhận những hoạt động của hai người bằng chiếc máy hình có ống kính đôi Seagull.” Qua đoạn tự sự này hóa ra đương sự đang sống cùng với gia đình Traverses trong chương chình giao lưu văn hóa là Yuan Zhao giả, nhưng đã giả theo ý của chính Yuan Zhao như lời lẽ ở đầu sách đã úp mở tiết lộ.
Ta đành phải tiếp tục nghe truyện kẻ giả mạo này, cứ coi như hắn là Yuan Zhao  Cho đến khi Yuan Zhao, lúc đó đã được vào học Trường Sư Phạm Bắc Kinh, gặp lại lãnh tụ X khi đó đã lập được một xưởng vẽ và trình diễn nhỏ tiều tụy, liền nhập bọn. Nhóm chủ yếu gồm X và người bạn gái vừa xinh đẹp vừa giàu có tên Lulu, một thứ siêu người mẫu có bố mẹ sống ở Thượng Hải, Yuan Zhao và bạn gái Meiling đang học vẽ kiểu thời trang, Fast làm việc ở Trường Sư Phạm, Zhang Tianming nhiếp ảnh gia, Baoyu bạn thân của Lulu thích mặc quần áo phụ nữ, Yuchen sinh viên y khoa sắp ra trường vẫn b9u6ợc bạn bè trong nhóm gọi là Bác sĩ,. Ai Dan bạn chung phòng của Mreiling, Cash, tay chơi nhạc rock’n’roll cừ khôi, và một vài thành viên khác.. Họ thường tụ họp sinh họat và ăn trưa hàng tuần. Yuan Zhao qua sự đề cử của X làm phụ tá trưởng nhóm vì vừa có tài vẽ vừa giỏi Anh ngữ. Tuy khả năng tài chính rất eo hẹp nhưng được Lulu cho tiền, nhóm đã cho ra mắt một đặc san lấy tên là Lu Kou (Giao Điểm) với X chủ biên, Yuan Zhao phó chủ biên, chủ trương “nghệ thuật phi thực dụng.” Số đầu đặc san chủ yếu giới thiệu những tác phẩm nhiếp ảnh của Tianming ghi lại buổi trình diễn Một Cái Gì Đó Không Phải Là Nghệ Thuật. Theo X phải lật đổ, đập nát nghệ thuật thực dụng để nghệ thuất phi thực dụng vươn lên. Tuy đặc san chỉ ra được hai số nhưng giáo sư Harry Lin đã tuyên bố ở Mỹ “ đó là tờ đặc san mới mẻ hàng đầu về Nghệ Thuật Thể Nghiệm của Trung quốc.” Trong thời gian hoạt động từ 1990 đến 1993, nhóm đã trình diễn được mấy màn như: Một Cái Gì Đó Không Phải Là Nghệ Thuật, Drip-Drop (Nhỏ Giọt Dai Dẳng), Màn Bayou Trần Chuồng Chiên Cá. Drip-Drop được diễn ở xuởng của X và có khá đông ký giả và khán giả đến xem. Trong màn này Yuan Zhao và X đứng trên mặt một cái bàn đánh bong bàn không chân, mỗi người một bên ở giữa là tấm lưới rách. Hai người trang phục quần áo đánh quyền anh kiểu Thái Lan, sau lưng trên tường có treo hai lá cờ Mỹ và Trung, phía trước hai lá cờ đặt những lò sưởi đỏ rực. Hai người ôm vật nhau khỏang 20 phút theo dự trù của X cho đến khi mồ hôi đầm đìa nhỏ giọt. Bằng tài nghệ chụp ảnh tuyệt vời Tianming ghi lại màn diễn này. Câu hỏi Nell Freudenberger đặt ra là: Cái gì là nghệ thuật ở đây? Nghệ thuật của hai người trình diễn hay nghệ thuật của Tianming kẻ đã ghi lại màn trình diễn? Cái này không có cái kia thì nghệ thuật có còn hiện hữu không? Đến khoảng cuối 1993 đầu 1994 chính quyền cộng sản hoàn toàn dẹp bỏ sinh họat nghệ thuật trẻ tiền phong cũng như Làng Đông. Cuối sách anh ta kể: “Cái Làng Đông thưở xưa của chúng tôi nay bị chôn vùi bên dưới Công viên Chaoyang đồ sộ. Bạn có thể đi tản bộ ngang công viên đó hàng giờ (tôi đã đi như vậy), và nếu có cố gắng nhận diện những thân cây hay những gò đất, hoặc cố hồi tưởng đâu là nơi có những cái sân trước đây, thì cũng vô ích mà thôi. Không làm có ngả nào để quay về quá khứ được. Có lẽ như thế lại hóa hay.” 
Đấy là câu chuyện theo lời kể của chính đương sự. Trước khi Yuan Zhao đến tạm trú với gia đình Treverses, Cece cũng đã thử tìm hiểu về người khách phương xa này qua một bài báo trong tờ Đài Bắc Thời Báo Max lấy từ internet xuống. Tấm hình đăng theo bài báo này chụp màn trình diễn Drip-Drop không cho người xem thấy rõ mặt hai diễn viên vì tấm hình chụp quá mờ và bị sang đi sang lại nhiều lần. Bài báo cũng còn ghi lại thong tin là Yuan Zhao đã bị bắt bỏ tù hai lần, lần cuối vào năm 1993. Sự thực có phải như vậy không? Joan là kẻ thắc mắc về người khách lạ nhiều nhất, tìm cách gặp mặt gạn hỏi vì có ý định viết một cuốn tiểu thuyết về nhân vật này. Theo lời kể của anh ta thì anh đã nói dối là “người tình” của anh đã chết trong tù. Nhưng sự thực thì Meiling dù đã ngủ với anh trước đây nhưng sau lại cặp với X và sau màn trình diễn của Bayou cả X lẫn Meiling đều bị bắt nhưng Meiling sau đó được thả ra. Khi X mãn hạn tù, hai người lấy nhau, nay đã khá giả vì chí thú làm ăn (mở phòng tranh) và có một con gái. Trong The Dissident tác gia cũng còn viết nhiều đoạn về hôi họa cổ Trung quốc rất đặc sắc. Yuan Zhao là người say mê bộ tranh cổ Liu Chen và Ruan Zhao trong Núi Thiên Thai của Zhao Cangyun và bức Thạch Kiều của Zhang Peng. Ngoài ra, ttrong những đoạn viết về Joan, Nell Freudenberger cũng gián tiếp bày tỏ quan niệm của mìonh về tiểu thuyết. Cô châm biếm Joan là thứ văn sĩ đi sao chép rồi nấu nướng chuyện ngoài đời đẻ viết tiểu thuyết.
Kết thúc của The Dissident khá đột ngột. Vì Yuan Zhao và June Wang có những liên hệ ngoại lệ (June thường đến vẽ ở phòng làm việc riêng của Yuan ở trường, Yuan dạy riêng June tiếng Tàu, Yuan đến nhà June chơi tiếng là để thăm bà của June, Yuan hôn June khi hai người ở trong phòng nuôi chim của June) và vì sự ghen tức của Emily nên có thư tố cáo hạnh kiểm của vị giáo sư dạy vẽ nên bà Hiệu Trưởng trường Nữ St. Anselm phải quyết định cho Yuan nghỉ dạy. Quyết định từc thời này xảy ngay vào đêm khai mạc phòng triển lãm tranh của Yuan Zhao và sau đó là buổi trình diễn của các nữ sinh Trường Múa. June Wang không đi xem triển lãm cũng như bỏ không tham dự đoàn múa nhưng lại làm mọi người kinh ngạc vì đã thiết kế một “tác phẩm sống” ngay cửa rạp trình diễn múa gồm tấm lưới treo trên một ngọn cây có những con cá sống mắc lưới. Ngay đêm đó một mình Yuan Zhao trở về nhà Traverses, thu dọn hành lý ra thẳng phi trường bay về nước. Ở hai trang cuối quyển sách tác gia cho ta biết ba năm sau Yuan Zhao nay đã lấy June Wang làm vợ, gặp lại X và vợ là Meiling cùng đứa con gái và Yuan Zhao có dự định sẽ mở một phòng tranh hoành tráng ở BắcKinh.
Đào Trung Đạo
 -----------------------------------------------
Đây là blog cá nhân của Đào Trung Đạo. Nội dung bài viết không phản ánh quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA