You are here

Vụ án Mobifone mua AVG bước đầu đã có câu trả lời như thế nào?

Ngày 21/8/2018, trong bài viết "2 "vết chàm" khó tẩy của Bộ trưởng Công An Tô Lâm" (bit.ly/2wu5Ssq), theo đó vị cứu tinh của ông Tô Lâm vào thời điểm trước Đại hội 12 là Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cùng với "món quà" AVG. Với những tài liệu "Mật" yêu cầu duy nhất Mobifone được phép mua AVG, nhanh chóng được hợp thức hóa một cách nhanh chóng theo yêu cầu của Trương Minh Tuấn và đã được gấp rút ký. Nhờ khoản tiền lại quả hết sức lớn của thương vụ mua bán khuất tất này, đã giúp cho Thượng tướng Tô Lâm lọt vào Bộ Chính trị và Thứ trưởng Trương Minh Tuấn trúng Ủy viên TW để rồi tiếp quả chiếc ghế Bộ trưởng TT&TT sau đại hội đảng cuối năm đó. 

Trong phân kết của bài viết tôi có nhận định, "Bây giờ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể bỏ qua tội trạng của Bộ trưởng Công An Tô Lâm vì đã đền ơn, song các tướng trùm An ninh Bùi Văn Nam và tướng trùm Cảnh sát Lê Quý Vương chắc chắn sẽ không thể bỏ qua, nhất là chiếc ghế Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bộ trưởng Công An mà Thượng tướng Tô Lâm đang ngự". Điều đó có nghĩa là đại án Mobifone mua AVG gây thất thoát cho nhà nước trên 7 ngàn tỷ đồng rất khó có thể chìm xuồng, cho dù đại án này có liên quan đến gia đình tỷ phú Phạm Nhật Vượng và có nhiều dấu hiệu Tổng Bí thư Trọng đã bằng mọi cách để che chắn. Cụ thể là sau khi cách chức Bộ trưởng Bộ TT&TT thì ông Trương Minh Tuấn được "ưu ái" điều về Ban Tuyên giáo TW để tiếp tục giữ chức Phó Ban thay vì về Ban Kinh tế TW như cựu Bí thư Thành phố HCM Đinh La Thăng để chuẩn bị trảm sau đó.

Cũng cần nói thêm, một thông tin từ Diễn Đàn Đầu Tư (BizLIVE.vn) trực thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư Nước ngoài cho biết, "Vụ Mobifone mua cổ phần AVG: 6 người nhận hơn 8.051 tỷ" (bit.ly/2mN9d0p) đã khiến cho dư luận xã hội hết sức bức xúc. Theo đó, trong thương vụ Mobifone mua lại cổ phần của Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG), có 6 cá nhân nhận đa số (khoảng 8.051 tỷ đồng) trong tổng giá trị của thương vụ là 8.889,8 tỷ đồng. Đáng chú ý, vẫn theo theo thông tin từ BizLIVE.vn cho biết, đăng ký kinh doanh  (AVG) tại thời điểm ngày 23/1/2015, thì vốn điều lệ của công ty AVG là 3.628 tỷ đồng, tương đương 362,8 triệu cổ phần. Trong đó, ông Phạm Nhật Vũ, một trong những cổ đông sáng lập của AVG giữ vai trò khá quan trọng tại AVG đã sở hữu tới 55,49% cổ phần của AVG, tương đương 2.013 tỷ đồng. Như vậy dễ dàng thấy rằng, giá trị thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG trị giá 8.889,8 tỷ đồng cao hơn rất nhiều so với vốn điều lệ của AVG khi chuyển nhượng.  Và đương nhiên ông Phạm Nhật Vũ đã hưởng lợi không ít hơn 3.000 tỷ đồng.

Nguồn thạo tin từ Hà Nội cho biết, ngày 29/8/2018, Ban Bí thư TW Đảng CSVN đã nhóm họp để bàn ván đề xử lý vụ đại án này và đã ra quyết định xử lý bước đầu đại án Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần Viễn thông và Truyền thông An Viên (AVG). Hội nghị đã thông qua nghị quyết trình Bộ Chính trị phương án xử lý cựu Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Bắc Son, theo đó sẽ bị khởi tố và bắt tạm giam để điều tra mở rộng vụ án Mobifone mua AVG. Theo ý kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì, để giữ tính "nhân văn" nên việc ra quyết định khởi tố và bắt giam cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son sẽ được tiến hành sau những ngày cả nước ăn mừng Quốc Khánh ngày 02/9.

Như vậy kể từ ngày 10/7/2018, sau khi Bộ Công An Khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại điều 220 bộ luật Hình sự 2015, xảy ra tại Tổng công ty Viễn thông Mobifone - Bộ TT&TT và các đơn vị liên quan. Đồng thời Khởi tố bị can đối với ông Lê Nam Trà, nguyên Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Viễn thông Mobifone và ông Phạm Đình Trọng, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp - Bộ TT&TT, về tội “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 3 điều 220 bộ luật Hình sự năm 2015. Thì tiếp tới đây, cựu Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Bắc Son là nhân vật cao cấp nhất sẽ bị bắt giữ vì có liên quan với vai trò chủ mưu trong đại án này.

Một câu hỏi được đặt ra là, vì sao vụ án Mobifone mua 95% cổ phần của AVG lại được tiến hành hết sức chậm trễ, thậm chí nhiều lúc người ta nghi ngờ rằng nó đã chìm xuồng?

Nếu biết, ông Nguyễn Bắc Son từng là Đại tá Quân đội, nguyên là thư ký của Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch Nước. Và ông Lê Nam Trà, nguyên Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Viễn thông Mobifone là con Tướng Lê Phi Long - Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu trước đây, đồng thời là em con chú con bác với ông Lê Đức Anh. Cả ba người này đều cùng quê xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Nói ra điều này để thấy, sự chậm trễ của đại án Mobifone mua 95% cổ phần AVG có liên quan đến lý do: Lê Đức Anh và hơn thế nữa là yếu tố Trung Quốc. Cụ thể, Chủ tịch nước Lê Đức Anh được Trung Quốc tin tưởng vì đã có công lớn trong việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vào năm 1990. Để đổi lại điều đó, năm 1992 Đại tướng Lê Đức Anh đã được trao chức Chủ tịch Nước. Đáng chú ý vào cuối năm 2001, ông Lê Đức Anh bị hôn mê sau khi bị tai biến mạch máu não và được đưa sang Trung Quốc chữa cho đến lành bệnh. Nếu như nói Trung Quốc đã bảo kê cho Thái thượng Hoàng Lê Đức Anh kể cũng không ngoa.

Nguyên do cựu Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Bắc Son đã chọn ông Lê Nam Trà, giữ chức Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Viễn thông Mobifone để xúc tiến việc mua AVG không đơn giản rằng vì Lê Nam Trà là cháu ruột của Lê Đức Anh, mà vì Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son hiểu rằng có một thế lực rất lớn đứng đằng sau, thế lực đó còn lớn hơn nhiều lần ông Lê Đức Anh.

Cũng xin được nhắc lại, ông Phạm Nhật Vũ người đại diện cho Công ty cổ phần Viễn thông và Truyền thông An Viên, là cổ đông sáng lập và cũng là một trong hai cổ đông doanh nghiệp chuyển nhượng cổ phần AVG cho Mobifone. Đồng thời ông Vũ là em trai của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, người duy nhất có khả năng điều khiển được từ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trở xuống theo như đánh giá của giới thạo tin. Tuy nhiên lý do này cũng chỉ được giới phân tích xếp hàng thứ 2, trong những lý do vì sao vụ án mua AVG hết sức chậm trễ.

Có tin cho rằng, vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG hoàn toàn do Phạm nhật Vũ thao túng với sự chỉ đạo của Vượng Vin, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Bắc Son khi ấy hoàn toản hiểu đây là một cú mua bán để ăn chênh lệch giá trên 7 ngàn tỷ đồng. Chính vì thế, tất cả các văn bản giấy tờ có liên quan đến thương vụ mua bán khuất tất này đều do Thứ trưởng Trương Minh Tuấn ký. Dẫu rằng nó không phải là trách nhiệm cũng như quyền hạn của Trương Minh Tuấn, song vì lời hứa sẽ nhường cho ghế Bộ trưởng từ Bộ trưởng Son nên Thứ trưởng Tuấn đã nhắm mắt làm càn. Đó là lý do vì sao cựu Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Bắc Son sẽ bị trảm trước trong những ngày tới, để để điều tra mở rộng vụ án Mobifone mua AVG. Còn nguyên BT Trương Minh Tuấn vẫn chưa bị sờ đến, nhưng không phải là không thể.

Cũng không may cho Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn là, quan hệ Bắc Kinh Hà nội đang xấu đi nhanh chóng, nhất là khi Hà Nội phớt lờ yêu cầu thông qua Dự Luật Đặc khu để hòa nhập vào chương trình "một vành đai, một con đường". Để tới mức Chủ tịch Tập Cận Bình đã nổi nóng, ra lệnh triệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc để giải trình cụ thể. Song ông Trọng biết sẽ bị "ăn" phóng xạ giống như Nguyễn Bá Thanh nên đã đẩy Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng sang chịu trận thay. Thì đây cũng là lúc Ban lãnh đạo Việt Nam hết "nể sợ" Thái thượng Hoàng Lê Đức Anh như trước nữa.

Nếu cựu Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Bắc Son có kết cục xấu như vậy thì chẳng có lý gì cựu Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn được ngồi yên.

Ngày 31 tháng 08 năm 2018

© Kami

* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA