You are here

CẢM ƠN NGƯỜI TAO ĐÀN

ậy là đề án đặc khu đã tiếp tục bị hoãn khi Ủy ban Thường vụ Quốc Hội vừa thông báo rằng, trong kỳ họp thứ 6 diễn ra vào tháng 10 tới đây, Quốc Hội sẽ chưa xem xét dự luật này. 

 

Có thể nói đây là lần đầu tiên trong lịch sử chính trị đương đại Việt Nam, một dự luật đã được Bộ Chính trị kết luận, tới mức một lãnh đạo hàng ‘tứ trụ’ là Chủ tịch Quốc Hội đã khẳng định trước báo giới là “phải bàn cho ra, chứ không thể không ra’, mà vẫn bị trì hoãn. 

 

Trong bối cảnh tình hình Biển Đông ngày một căng thẳng với những bước leo thang của Trung Quốc, cùng với hồ sơ chủ quyền bết bát của chính quyền hiện tại, hẳn những người nắm quyền đủ khôn ngoan để thấy rằng sẽ rất phiêu lưu nếu phớt lờ tinh thần dân tộc đang lên để cố đấm ăn xôi thông qua bằng được luật này. 

 

Nghĩa là, sẽ còn rất lâu nữa hồ sơ đặc khu mới được đặt lại trên bàn nghị sự. Nếu không muốn nói là có thể sẽ chẳng bao giờ. 

 

Dĩ nhiên vẫn cần thận trọng theo dõi thêm, song ngang đây cũng đủ để chúng ta ăn mừng vì đã ngăn chặn được một đạo luật chẳng những gây thiệt hại trước mắt, mà còn tiềm ẩn những nguy cơ lâu dài. 

 

Đủ lý do để ăn mừng bởi lẽ có được kết quả này chẳng phải dễ dàng gì. 

 

Đã phải có hàng trăm hàng ngàn bài viết phản ứng mạnh đến mức Thủ tướng đương nhiệm phải nhìn nhận như một ‘làn sóng khủng khiếp’.

 

Đã phải có hàng chục ngàn người xuống đường rúng động quốc gia từ Bắc chí Nam.

 

Đã phải có mồ hôi, nước mắt và cả máu đổ xuống, trên đường phố Sài Gòn cho đến nơi thôn dã Bình Thuận.

 

Chúng ta cảm ơn những người đã góp công sức, đổ mồ hôi sôi nước mắt ngăn chặn một chính sách di họa cho dân tộc. 

 

Trong những người đó, chúng ta đặc biệt biết ơn những người đã đi qua trại Tao Đàn trong một ngày Chủ Nhật vừa bi thương nhưng cũng đầy kiêu hùng của Sài Gòn, và cũng là của Việt Nam.