You are here

Điều quan trọng để cho một cuộc xuống đường thành công: Công tác tổ chức

Kami
Từ cuối năm 2010 đễn nay, sự kiện biến động chính trị mang tên cách mạng Hoa Nhài ở khu vực Bắc Phi và Trung đông đã trở thành một trong những đề tài nổi bật trên câc nhật báo của các quốc gia trên toàn thế giới, kể cả báo chí trong nước và hải ngoại bằng tiếng Việt.

Đề tài này không chỉ thu hút và tạo nguồn cảm hứng cho không ít những cá nhân nào quan tâm tới vấn đề chính trị, mà nó còn là đề tài được không ít các tổ chức hội đoàn, đảng phái chính trị đối lập triệt để khai thác dưới các hình thức khác nhau với hy vọng tạo nên một cuộc xuống đường của đông đảo quần chúng nhân dân trong nước tạo áp lực với chính quyền của đảng CSVN với mục đích để lật đổ chính quyền, không thì buộc họ phải chấp nhận tiến hành cải cách chính trị theo xu hướng dân chủ, tự do và đa nguyên đa đảng.
Trong những ngày vừa qua, đặc biệt sau khi Hoa Nhài đã "nở" thành công ở Tuynisia, Ai cập và nhanh chóng lan rộng sang các nước láng giềng lân cận như Barain, Yemen, Angeria... và lan  mãi sang khu vực Đông Á , ở Trung quốc thì cũng là lúc các cá nhân và tổ chức hội đoàn, đảng phái chính trị đối lập cho rằng "Thời điểm đã đến!". Và ngay sau đó trên mạng internet người ta thấy xuất hiện hàng loạt các văn bản hiệu triệu, lời kêu gọi, Kế hoach xuống đường v.v... của mọi thành phần cá nhân cũng như tổ chức thi nhau phát động. Nhưng kết quả của các lời kêu gọi, lời hiệu triệu nói trên ở trong nước thế nào thì ai cũng đã rõ.
Tóm lại là im như thóc.
Tình trạng đó buộc chúng ta phải có trách nhiệm tìm hiểu để trả lời câu hỏi "Vì sao lại có kết quả thất vọng như vậy?", nhưng cá nhân tôi cho đó là điều may mắn vì nó chưa xảy ra. Bởi bỏ qua việc làm sao để huy động số lượng người tối đa cho cuộc biểu tình, thì vấn đề các diều kiện dịch vụ ăn uống, vệ sinh, y tế v.v... là những vấn đề đảm bảo cho cuộc biểu tình dài ngày của rất nhiều người không đơn giản chút nào. Thử hình dung xem, mấy chục nghìn con người tham gia biểu tình không được đảm bảo cơm ăn, nước uống, nhà vệ sinh, nhà tắm công cộng v.v.. những nhu cầu thiết yếu như thế thì họ sẽ ở lại tham gia cùng chúng ta mấy giờ đồng hồ? Mà đương nhiên để buộc giải tán một chính quyền thì thời gian không chỉ ngắn ngủi như vậy được.
Tôi rất tâm đắc với một nhận xét khá sắc sảo của thầy giáo Nguyễn Thượng Long về cuộc cách mạng Hoa Nhài nếu có ở Việt nam trong bài viết " Cách mạng không đơn giản chỉ là hiệu ứng của đám đông ", có đoạn viết rằng "Nếu cách mạng chỉ đơn giản là hiệu ứng của đám đông thì dù đám đông có nhiều đến đâu cũng chỉ gây nên được những huyên náo không đáng ngại cho nhà cầm quyền. Có thể lắm, một đám đông cực kỳ phấn khích nhưng lại vô cùng nghèo đói về chính trị thì đám đông đó sẽ rất nhanh chóng tự biến mình thành món “thịt nướng” bất đắc dĩ trên bàn ăn của những thể chế toàn trị và độc tài đã có thâm niên cùng năm tháng.". Xin được trích ra đây để mọi người, nhất là các cá nhân hay tổ chức đã ban hành các Lời kêu gọi hay Lời hiệu triệu để cùng suy ngẫm.

Biểu tình chống thịt Bò Mỹ ở Soul năm 2008 với 80.000 người
Tất cả chúng ta những ngày này đang nói nhiều về chuyện kêu gọi quần chúng nhân dân xuống đường biểu tình, nhưng ít có ai đã từng trải hay biết cái gì là những yếu tố quyết định cho một cuộc biểu tình bất bạo động kéo dài từ  nhiều ngày tới nhiều chục ngày giành được thắng lợi. Xin thưa đó là công tác tổ chức, chứ không như một số người cho rằng các cuộc biểu tình vừa qua  ở Tuynisia, Ai cập, Libia ... là do quần chúng tự phát dùng twiter, facebook để liên kết rồi xuống đường, nên hiểu đó là sự hiểu biết hết sức ấu trĩ và phi thực tế vì các quốc gia trên luôn tồn tại phe đối lập hợp pháp. Thử hỏi trường hợp của Libia quân nội dậy hiện nay có phải là những người dân tự phát hay không?
Cần phải thấy rằng, mục đích chung duy nhất của nhưng lời kêu gọi hay bản hiệu triệu nói trên không ngoài việc hô hào đông đảo quần chúng nhân dân trong nước xuống đường biểu tình nhằm tạo áp lực với chính quyền. Theo từ điển tiếng Việt có định nghĩa từ biểu tình là một động từ để chỉ việc tụ họp đông đảo một cách có tổ chức để biểu dương lực lượng và/hoặc để đấu tranh, bày tỏ ý chí, nguyện vọng. Như vậy cho thấy điều quan trọng của biểu tình là phải có sự tổ chức ở mức cao, đây là một điều hết sức cần thiết và tối quan trọng, không có nó không thể đảm bảo sự thắng lợi của một cuộc xuống đường bất bạo động của một khối người khổng lồ từ hàng ngàn tới hàng chục vạn người. Bởi chỉ một sơ xuất nhỏ nhất cho dù là khách quan hay chủ quan cũng là lý do để chính quyền ra tay tiến hành trấn áp. Bản thân tôi đã từng có vinh dự một vài lần được lưng đeo ba lô, miệng bịt khẩu trang phòng lựu đạn cay tham dự với tư cách quan sát viên ở các cuộc biểu tình bất bạo động quy mô lớn ở thủ đô Soul - Hàn quốc chống thịt bò Mỹ mùa hè năm 2008, hay Áo đỏ chống độc tài ở Bang kok - Thái lan mùa hè 2010, nên có chút ít kinh nghiệm.
Măc dù các cuộc biểu tình này là bất bạo động không sử dụng vũ khí, phù hợp với hiến pháp và luật pháp của các quốc gia nói trên nhưng mục đích chung của họ cùng là yêu cầu chính phủ đương nhiệm buộc phải từ chức. Điều lo lắng nhất của Ban lãnh đạo các cuộc biểu tình là làm sao quản lý được để tránh xảy ra xung đột với các lực lượng cảnh sát chống bạo động, vì để giải tán một cuộc biểu tình lý do duy nhất của chính phủ cầm quyền mong muốn là có sự xung đột giữa người biểu tình và cảnh sát. Đó là cái cớ duy nhất để chính phủ có thể sử dụng lực lượng cảnh sát hay quân đội ra tay can thiệp để giải tán cuộc biểu tình ở các mức độ cần thiết khác nhau. Do đó chuyện chính phủ sử dụng một số thành phần quá khích trà trộn vào đoàn biểu tình kích động, dùng vũ khí gậy gộc, gạch đá tấn công cảnh sát để hòng hâm nóng không khí biểu tình nhằm triệt tiêu yếu tố bất bạo động hợp pháp của cuộc biểu tình để chính quyền có cớ ra tay là chuyện phổ biến, vì vậy Ban lãnh đạo các cuộc biểu tình phải đặc biệt quan tâm tới vấn đế này.

Biểu tình tại Thái Lan.
Trong không khí sôi sục của một khối người biểu tình khổng lồ tới hàng vạn con người, với tâm lý căng thẳng, cộng với cái nắng thiêu đốt và nhiệt độ bên ngoài từ 30-40 độ C thì bất kể chuyện gì cũng có thể xảy ra. Để khống chế và làm được việc này Ban lãnh đạo cuộc biểu tình phải có hàng ngàn nhân viên staff mặc đồng phục chịu trách nhiệm xếp thành hàng rào bao bọc đoàn biểu tình để bảo vệ. Ngoài ra cũng phải nói thêm, ở xứ họ biểu tình phản đối chính phủ là quyền hợp pháp của công dân, với tổ chức theo dạng hình tháp từ trung ương tới địa phương mà vai trò chủ trì là các đảng đối lập, tổ chức tôn giáo, nghiệp đoàn v.v... nên con số tham dự có thể tới một triệu người. Vậy mà Ban lãnh đạo cuộc biểu tình vẫn đảm bảo cho mỗi cá nhân hàng ngày cơm hộp ăn 3 bữa, cafe hộp, chỗ ngủ, còn có biểu diễn văn nghệ hàng ngày nhiều xuất với nhiều sân khấu, đó là còn chưa nói đến tiền tiêu vặt (Thái lan) 500-1.000 bahth/người-ngày/(tương đương 17-35$/ngày). Còn chuyện nhà tắm, nhà WC lưu động hay thu gom rác thải là chuyện đương nhiên chính quyền phải lo thu xếp theo luật định.
Các cuộc biểu tình của họ được chuẩn bị tỷ mỷ, kỹ lưỡng và rất chuyên nghiệp nhưng kết cục khó tránh nổi là sự đàn ấp của chính quyền ở các mức độ khác nhau, tuy nhiên cơ hội thành công cho một cuộc biểu tình thường không cao. Bởi đây là một cuộc đấu tranh một mất một còn của quyền lực, do vậy bên phía chính quyền rất cần có cớ ra tay đàn áp. Sự thất bại của các cuộc biểu tình tôi được chứng kiến thì hầu hết diễn ra theo kịch bản như sau:
Mục tiêu của bất kể của cuộc biểu tình cũng là gây ra sự xáo trộn và bất ổn, phá vỡ sinh hoạt bình thường hàng ngày của địa phương được chọn làm nơi biểu tình nhằm mục đích tạo áp lực lên chính quyền. Do vậy Ban lãnh đạo cuộc biểu tình sẽ bằng mọi cách dể di chuyển đưa khối người khổng lồ của mình tới để bịt các nút giao thông quan trọng trong thành phố. Khi rào chắn của lực lượng cảnh sát chống bạo động không cho đoàn người tiến vào một khu vực cấm, thì đoàn biểu tình áp sát hàng rào người của cảnh sát. Sau khi thương lượng đề nghị mở đường không được người biểu tình bắt đầu xô đẩy, khi đó cảnh sát sẽ dùng dùi cui để tấn công đoàn người biểu tình. Lập tức người biểu tình tiến tới dùng gậy gộc, cậy gạch đá lát vỉa hè tấn công cảnh sát, hàng rào cảnh sát vỡ thì hai bên ẩu đả. Người biểu tình phẫn khích cùng nhau tiến hành đập phá, đốt cháy xe cộ, cửa hàng gây bạo loạn. Thế là cắn câu của chính quyền, lập tức các phương tiện chống bạo động như xe phun vòi rồng, súng bắn lựu đạn cay được sử dụng và dần dần được nâng lên theo thực tế tình hình cụ thể. Cuối cùng là xe bọc thép và lực lượng đặc biệt của quân đội vào cuộc là xong phim, phe biểu tình thua và toàn bộ Ban lãnh đạo cuộc biểu tình bị bắt giữ chờ ngày ra tòa.
Điều đó cho thấy tầm quan trọng của công tác tổ chức trong việc tổ chức biểu tình, nhưng quan trọng hơn cả là sự ủng hộ của quân đội, khi quân đội đứng về phía nào thì thắng lợi thuộc về phe đó. Cảnh sát chỉ là vai trò thứ yếu, quân đội không gật thì cảnh sát cũng không dám ra tay.
Việc tổ chức thành công một cuộc biểu tình để phế truất chính phủ làm thì rất khó, nói mồm không thì rất dễ, để huy động được một khối quần chúng khổng lồ xuống đường không phải là dễ nếu không biết tổ chức, cài cắm chân rết từ trước ở mọi cấp mọi tầng lớp. Mạng internet, các mạng xã hội Twiter, Facebook chỉ là các phương tiện truyền tin có tính chất xử lý cục bộ về mặt thời gian và địa điểm cho các cuộc chơi, nhưng thông tin trên các mạng đó không có tác dung với những người thờ ơ, vô cảm hay còn sợ hãi. Quan trọng hơn cả là sự chuẩn bị kỹ lưỡng mọi điều kiện mang tính tổ chức cao của một ban lãnh đạo là điều không thể thiếu được.
Các cá nhân hay tổ chức phát hành các lời hiệu triệu, lời kêu gọi xuống đường thì cũng phải có trách nhiệm với vai trò của người tổ chức và phải chịu trách nhiệm với quần chúng nhân dân tham gia từ đầu đến cuối. Chứ đừng núp sau màn hình computer để mà làm trò thánh tướng cho có, thì đừng có có khi còn có lợi hơn.  Bởi không như thế, các cá nhân hay các tổ chức chính trị sẽ tự mình làm mất uy tín của bản thân. Qua việc này xin các vị cũng ngó qua mà học cách làm của các nhà bất đồng Trung quốc đã và đang làm. Họ chỉ có duy nhất một lời kêu gọi ẩn danh, kêu gọi mọi người tụ tập theo định kỳ ở các địa điểm đã định chứ không hô hào xuống đường đông đảo đồng loạt. Vậy mà kết quả của nó đã đã làm cho chính phủ Trung quốc phải điên đầu và bước đầu đã buộc phải biểu thị thái độ cụ thể.
Còn Việt nam đến hôm nay thì sao và tại sao?
Xem chừng đường về nhà còn rất xa!
Hà nôi, ngày 07/03/2011
© Kami
——————-
*Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA
 

Bài bình luận

Những gì Kami phân tích ở trên dễ làm những nhà đấu tranh cho dân chủ cảm thấy ngao ngán, chán nãn.

Tôi tự hỏi liệu chúng ta có thể làm theo cách khác? Ví dụ như tất cả công nhân đều đồng loạt nghỉ việc, ai cũng ở nhà. Giáo viên thì nghỉ dạy, sinh viên thì nghỉ học. Viên chức nhà nước quèn cũng tự ý bỏ công sở. Lúc đó nhà máy bỏ không, sản xuất đình đốn. Trường học thì ko ai đến, cơ quan nhà nước bị tê liệt. Nếu làm được như vậy thì ko cần phải ra đường biểu tình nữa. Ko biết như vậy có được ko? Xin cho biết ý kiến của chú Kami.

Ai cung o nha thi lay gi ma an?Dan VN phai lo an tung ngay neu bieu tinh tai gia chi chi 3 ngay la chet doi thoi.The thi bieu tinh lam gi?

Trang dailyvnews1.wordpress.com cña Bác lại bị đánh phá roài...