You are here

Sự thật của cái gọi là Kh'mer Krom

Việc Trung quốc lợi dụng Campuchia chống Việt nam là điều không còn phải nghi ngờ. Trong thời gian gần đây, trong lúc quan hệ giữa hai nước Việt nam - Trung quốc đã xấu đi một cách nhanh chóng, kể từ khi Trung quốc đưa giàn khoan HD-981 xâm phạm lãnh hải của Việt nam. Cùng thời gian đó, ở thủ đô Phnom Penh đã liên tiếp xảy ra các cuộc biểu tình chống Việt nam của người dân Campuchia, vì có liên quan đến vấn đề chủ quyền đối với vùng Nam bộ của Việt nam.

Từ vài năm nay, đã có nhiều cuộc biểu tình của người Kh'mer Krom, trong đó có nhiều sư sãi tham gia, được tiến hành trước cửa Đại Sứ quán Việt Nam ở Phnom Penh. Nguyên nhân được cho là là vì vấn đề đàn áp tôn giáo, vi phạm nhân quyền người sắc tộc Kh'mer Krom ở Miền Nam Việt Nam. Gần đây nhất, theo báo chí Campuchia cho biết những người Kh'mer Krom tại Campuchia đã nhiều lần tổ chức biểu tình ở khu vực trước tòa Đại Sứ quán Việt Nam để phản đối và đòi tham tán Trần Văn Thông, phải xin lỗi người dân Campuchia. Vì ông Thông đã nhiều lần tuyên bố và khẳng định Nam Bộ là lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam, đã được quốc tế và chính  ngay cả Vương quốc Campuchia cũng đã công nhận. Được biết các cuộc biểu tình nêu trên do Phong trào sinh viên và trí thức (FCIS) và tổ chức người Kh'mer Krom ở Campuchia - được cho là các phần tử cực đoan khởi xướng, mà theo họ Kh'mer Krom vốn là một phần lãnh thổ của Vương quốc Capuchia. Ngày 4 tháng 6 năm 1949, Quốc hội Cộng hòa Pháp mới ban hành Luật số 49/733 quyết định chuyển giao vùng đất Campuchia Krom cho Việt nam quản lý. 

Kích động hận thù chống Việt nam
Mới đây nhất, cuộc biểu tình chống Việt nam ở Phnom Penh đã gia tăng về số lượng người tham gia và địa điểm, không chỉ dừng lại ở trước cửa Đại  Sứ quán Việt Nam tại thủ đô Phnom Penh, mà đoàn tuần hành còn diễu qua nhiều phố nhằm để đưa đơn thỉnh cầu tới các đại sứ quán nước ngoài như Pháp, Anh, Mỹ, Liên hiệp châu Âu, Nga và Trung Quốc. Theo một số nguồn tin cho biết, trước cửa Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia ngày 13.8.2014, Đại đức Krong Ratana Saray, người phát động cuộc biểu tình chống Việt nam, đã có bài phát biểu bằng tiếng "Yuon" (tiếng Việt - với ý khinh miệt) với luận điệu kích động hận thù dân tộc, có nội dung như sau: 

"Ông Trần Văn Thông và Nhà nước Việt Nam, cũng như toàn thể người Yuon phải thừa nhận nguồn gốc của các ông từ đâu. Dân tộc Yuon của các ông vốn là một dân tộc thiểu số của Trung Quốc, sống bằng nghề cướp biển. Lịch sử dân tộc các ông không hề có một mãnh đất nào. Các ông luôn nổi dậy cướp chính quyền nhưng cũng luôn bị chính quyền Trung Hoa trấn áp. Thậm chí cho đến năm 968, khi Đinh Bộ Lĩnh xưng là hoàng đế nước Đại Cồ Việt thì Trung Quốc cũng chỉ xem các ông là quân phiến loạn nằm trong lãnh thổ Trung Hoa.

Do gốc là cướp biển, bản tính hung hăng, máu chiến, người Yuon các ông tiến hành cướp đất đai của các dân tộc khác, đầu tiên là người Mường, người Mông, rồi đến người Cham, người Tây Nguyên và cuối cùng là đất Kampuchea Krom của người Khmer mà các ông gọi bằng cái tên đẹp đẽ là “Nam Tiến” là “Mở mang bờ cỏi”. Các ông không được học về lịch sử dân tộc các ông hay các ông đã quên nguồn gốc của các ông? Kampuchea Krom có một thành phố cảng lớn là thành phố Prey Nokor mà Yuon gọi là Sài Gòn, và hiện nay đổi lại là Thành phố Hồ Chí Minh. Dựa theo nhiều chứng cứ lịch sử và tài liệu pháp lý, Kampuchea Krom là một phần lãnh thổ của Vương quốc Kampuchea. Ngày 4 tháng 6 năm 1949, Quốc hội Cộng hòa Pháp ban hành Luật số 49/733 chuyển giao vùng đất Kampuchea Krom cho Yuon quản lý."

Đọc qua các lời lẽ của vị Đại Đức người đại diện cho sắc tộc Kh'mer Krom hẳn phần nào bạn đọc cũng có thể đoán ra kẻ đứng sau họ là ai và hành động vì mục đích gì?
Theo tường thuật của các nhà báo có mặt tại chỗ thì trước khi đốt cờ cho biết, khi nhà sư Seung Hai - một trong những lãnh đạo cuộc biểu tình, đã hỏi người biểu tình rằng: "Chúng ta sẽ duy trì thái độ bất bạo động bao lâu nữa đây?" Và lập tức người biểu tình đã trả lời bằng hành động châm lửa đốt cờ Việt nam. Và đáp lại, nhà sư Seung Hai nói rằng người biểu tình sẽ chưa đập bỏ Tòa Đại Sứ Việt Nam vào lúc này, tuy nhiên, nếu Tòa Đại Sứ hay ông Trần Văn Thông không lên tiếng xin lỗi, thì bản thân vị sư này sẽ mang 50 lá cờ đỏ sao vàng ra đốt tiếp như hôm nay.
Từ trước đến nay ở Campuchia vấn đề đất đai và các cáo buộc Việt Nam chiếm đất của Campuchia luôn được sử dụng là chiêu bài chống Việt nam của các lực lượng chính trị chống Việt nam. Điều này đã từng xảy ra vào năm 1978, khi chính quyền nhà nước Campuchia Dân chủ dưới sự lãnh đạo của Polpot đã công khai gây chiến với người đồng chí Việt nam trên tuyến biên giới Tây nam. Và gần đây, vấn đề này một lần nữa đã được một số đảng phái chính trị ở Campuchia thường xuyên sử dụng để chống quan hệ của Việt Nam với đảng cầm quyền CPP của Thủ tướng Hun Sen, mà họ cho là thân và nhượng bộ Việt nam quá mức.
Quá trình từ Kh'mer Krom chuyển thành Nam bộ của VN
Trong ngôn ngữ Kh'mer, thì từ K'rom (Kạrộm) nghĩa là phía dưới, đây là một từ chỉ địa danh chứ không phải tên chỉ một sắc tộc, đây là cách nói để chỉ phần đất phía (miền) dưới của người Kh'mer. Mà ngày nay là vùng Nam Bộ của Việt nam, mà một số người Campuchia cực đoan cho rằng đó là vùng đất của Campuchia quản lý đến ngày 4.6.1949 và sau đó Pháp giao cho Việt nam quản lý. Đây là một nhận thức sai lầm, thấy rằng cần được giải thích để mọi người hiểu rõ đồng thời để bác bỏ.
Từ thế kỷ 15 trở về trước, vùng đất này thuộc về Đế quốc Kh'mer tiền thân của quốc gia Campuchia hiện nay là điều có thật. Nhưng trong giai đoạn thế kỷ 15 đến thế kỷ 18, Campuchia bị mất đất đai và dân số cho các quốc gia Thái Lan và Việt Nam rất nhiều. Lúc này, triều đình Chân Lạp bị chia rẽ sâu sắc và dần bước vào thời kì suy vong, hầu như không có điều kiện quan tâm đến vùng đất còn ngập nước ở phía đông (vùng Nam bộ hiện nay) và trên thực tế đã không đủ sức quản lý vùng đất này. Trong bối cảnh đó nhiều cư dân Việt từ đất Thuận Quảng đã vào vùng Mô Xoài, Đồng Nai (miền Đông Nam Bộ) khai khẩn đất hoang lập làng sinh sống.
Vào đầu thế kỷ XVII, khi các Vua chúa Kh'mer buộc phải mở rộng quan hệ với chúa Nguyễn ở Đàng Trong của Việt Nam, để cân bằng ảnh hưởng từ vương quốc Ayutthaya (Siam – Xiêm) của Thái Lan, bằng cách họ đã cho phép một số it người Việt đến sống tại Prey Kor (sau này là Sài Gòn). Năm 1620 vua Chân Lạp Chey Chetta II đã cưới con gái chúa Nguyễn Phúc Nguyên làm vợ, quan hệ hữu hảo này tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt, vốn đã có mặt từ trước, được tự do khai khẩn đất hoang và làm ăn sinh sống trên đất Thuỷ Chân Lạp và tăng cường ảnh hưởng của họ Nguyễn với triều đình Oudong. Đến năm 1623 chúa Nguyễn chính tức yêu cầu triều đình Chân Lạp để cho dân Việt mở rộng địa bàn khai phá trên những vùng đất thưa dân và để quản lý,  và chúa Nguyễn lập ở Pray Kor (vùng Sài Gòn ngày nay) một trạm thu thuế. Vua Chân Lạp đã chấp thuận đề nghị này. Từ năm 1679 chúa Nguyễn Phúc Tần đã tạo điều kiện để nhóm Dương Ngạn Địch cùng nha môn, quân sĩ vùng Quảng Tây tổ chức việc khai phá và phát triển kinh tế vùng lưu vực sông Tiền Giang (Mỹ Tho), cho nhóm Trần Thượng Xuyên và những đồng hương Quảng Đông của ông chiêu dân tiếp tục mở mang vùng Biên Hòa - Đồng Nai. Vào thời điểm đó cư dân Việt đã có mặt ở hầu khắp miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn. Cụ thể là năm 1698, xứ Đồng Nai của Việt nam đã được thiết lập phủ huyện. Phủ Gia Định bao gồm toàn thể đất Nam Bộ và tồn tại suốt từ đó đến năm 1802 thì đổi thành trấn Gia Định.
Từ giữa thế kỷ 17, khi Campuchia suy yếu trầm trọng trước hai láng giềng hùng mạnh và tham vọng bành trướng là Xiêm và Đàng Trong (Việt Nam). Sự định cư của người Việt ở châu thổ sông Cửu Long từ đầu thế kỷ 17 dẫn tới việc Chúa Nguyễn sáp nhập hoàn toàn vùng đó vào lãnh thổ Đàng Trong năm 1757, chính vì thế Campuchia đã mất một trong những vùng lãnh thổ trù phú nhất của họ và bị ngăn đường tiến ra biển Đông. Năm 1808, vua Gia Long nhà Nguyễn đổi trấn Gia Định thành Gia Định Thành, bao gồm 5 trấn: Phiên An (địa hạt Gia Định), Biên Hòa, Vĩnh Thanh (sau chia ra Vĩnh Long và An Giang), Vĩnh Tường (sau này là Định Tường) và Hà Tiên. Vua Minh Mạng năm 1832 đã đặt ra Nam Kỳ và chia thành 6 tỉnh nên gọi là Nam Kỳ Lục tỉnh hay Lục tỉnh. Đó là các tỉnh: Phiên An, năm 1836 đổi thành Gia Định (tỉnh lỵ là tỉnh thành Sài Gòn), Biên Hòa (tỉnh lỵ là tỉnh thành Biên Hòa), Định Tường (tỉnh lỵ là tỉnh thành Mỹ Tho) ở miền Đông; Vĩnh Long (tỉnh lỵ là tỉnh thành Vĩnh Long), An Giang (tỉnh lỵ là tỉnh thành Châu Đốc) và Hà Tiên (tỉnh lỵ là tỉnh thành Hà Tiên) ở miền Tây.
Thời Pháp thuộc, trước năm 1900 sau khi chiếm xong ba tỉnh miền Đông gồm Gia Định, Định Tường, Biên Hòa (1862) và ba tỉnh miền Tây gồm Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên (1867). Năm 1876, thực dân Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn, ngoại trừ khu vực Sài Gòn là ở miền Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long lúc bấy giờ có 3 khu vực hành chính là khu vực Mỹ Tho có 4 tiểu khu: Mỹ Tho, Gò Công, Tân An và Chợ Lớn; Khu vực Vĩnh Long có 4 tiểu khu: Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh và Sa Đéc; Khu vực Bassac (Ba Thắc) có 6 tiểu khu: Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Cần Thơ và Sóc Trăng. Năm 1882, Thống đốc Nam Kỳ lập thêm một hạt (tiểu khu) mới là hạt Bạc Liêu thuộc khu vực Bassac (Ba Thắc) từ đất của 2 tổng của hạt Sóc Trăng và 3 tổng của hạt Rạch Giá trước đó. Ngày 20 tháng 12 năm 1899, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định đổi tên gọi "hạt" thành "tỉnh" (province) kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1900. Như vậy ở miền Tây Nam Kỳ lúc bấy giờ có 14 tỉnh như sau: Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Sa Đéc, Châu Đốc, Long Xuyên, Rạch Giá, Hà Tiên, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu.
Trong thời gian xâm lược và cai trị Việt nam và Đông Dương nói chung, Chính phủ Pháp đã chia Việt nam thành 3 Kỳ: Bắc Kỳ, Trung kỳ (Bảo hộ) và Nam kỳ (Thuộc địa) cộng với hai nước Laos, Cao Miên để thành lập Liên bang Đông Dương. Cuối chiến tranh thế giới thứ 2, Pháp có ý định khôi phục lại Liên bang Đông Dương song không thành. Khi Liên bang Đông Dương đứng trước nguy cơ tan vỡ, thì ngày 4 tháng 6 năm 1949, Quốc hội Cộng hòa Pháp ban hành Luật số 49/733 cũng như Laos và Cao miên được trả tự do, vùng đất Nam kỳ được trao trả lại (trên danh nghĩa) cho Việt Nam. Đây là điều không phải bàn cãi.
Những trích dẫn trên cho thấy vùng đất được gọi là Kh'mer Krom chỉ là điều tồn tại trong quá khứ xa xưa, từ thế kỷ 15. Đó là chuyện của lịch sử, người Kh’mer họ không thể trách được người Việt chúng ta được, vì tùy theo sức mạnh của mỗi quốc gia mỗi thời mà sự mất hay còn của lãnh thổ là chuyện phải chấp nhận. Do vậy, điều mà các thế lực chống Việt nam cho rằng "Dựa theo nhiều chứng cứ lịch sử và tài liệu pháp lý, Kampuchea Krom là một phần lãnh thổ của Vương quốc Kampuchea. Ngày 4 tháng 6 năm 1949, Quốc hội Cộng hòa Pháp ban hành Luật số 49/733 chuyển giao vùng đất Kampuchea Krom cho Yuon quản lý." là điều bịa đặt và hoàn toàn không có cơ sở.
Có phải ông Hồ Chí Minh hứa trả lại Nam bộ cho Campuchia?
Một trong những tin đồn trong dư luận xã hội ở Campuchia từ nhiều chục năm nay được cho là có thật. Điều này tôi trực tiếp nghe nhiều người Capuchia kể lại, song  tôi chỉ nghi ngờ mà chưa tin hẳn. Xin ghi lại để cùng tham khảo.
Theo họ, vào những năm sau Hiệp định Génever, khi Campuchia trở thành một quốc gia độc lập do Quốc vương Norodom Sihanouk lãnh đạo. Khi đó, chính quyền của ông Vua này ngay từ đầu đã có xu gướng thân thiện với Bắc Việt Nam và các đồng minh trong Khối XHCN. Trong thời gian cuối thập kỷ 195X, theo họ ông Hồ Chí Minh có thỏa thuận và hứa với Quốc vương Sihanouk rằng, Việt nam sẽ trả lại vùng lãnh thổ Nam bộ mà Campuchia để mất vào tay nhà Nguyễn đầu thế kỷ XVII (kể cả Sài gòn) khi chính quyền Việt nam DCCH giải phóng hoàn toàn Miền Nam Việt nam thống nhất đất nước. Với điều kiện Campuchia cho phía Bắc Việt nam được sử dụng các tỉnh phía đông Campuchia làm những căn cứ cho quân đội Bắc Việt Nam và các lực lượng Việt Cộng hoạt động chống lại phía VNCH, và cảng Sihanoukville sẽ được xây dựng và sử dụng để tiếp tế hậu cầni và thiết bị quân sự để rồi biến Campuchia trở thành mắt xích quan trọng của tuyến đường vận tải bí mật - Đường Hồ Chí Minh trên biển trong cuộc chiến tranh Việt nam.
Và lời hứa đó đã được các nhà lãnh đạo Kh’mer đỏ năm 1975, sau khi cầm quyền tại Campuchia, đặt vấn đề chính thức với các nhà lãnh đạo nhà nước Việt nam thống nhất lúc đó, và đã được ông Lê Duẩn trả lời thẳng là: chúng tôi không biết thỏa thuận đó, còn phía Campuchia muốn được thì đi hỏi và đòi ông Hồ Chí Minh  (lúc đó đã chết).
Kết:
Lịch sử là lịch sử, không có ai hoặc bất kỳ thế lực nào có thể bẻ cong hay bóp méo sự thật lịch sử để phục vụ cho mưu đồ mang tính chất chính trị của mình. Vấn đề Kh'mer Krom cũng vậy, hiện tại người ta đang cố gắng thổi bùng ngọn lửa hận thù chống Việt nam từ một số thế lực chống Việt nam ở Campuchia, bằng các bằng chứng ngụy tạo và xuyên tạc lịch sử để khẳng định khu vực Nam bộ của Việt nam là thuộc về lãnh thổ Campuchia. Tuy vậy đáng tiếc đã có không ít người Việt, người gốc Việt cố tình không hiểu nguy cơ này, họ không biết rằng việc đốt cờ Việt nam là khởi đầu cho việc cổ vũ bạo lực để tấn công Đại sứ quán Việt nam tại Phnom Penh là hành động khởi đầu. Ngược lại họ chỉ trích chính quyền Việt nam đã có thái độ mà theo họ là trịch thượng với Campuchia. Mà họ không biết rằng đó là hành động có thể coi là hành động tiếp tay cho hành động bán nước.
Ngày 18 tháng 8 năm 2014
© Kami
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA

Bài bình luận

Ai là kẻ bán nước thì cả thế giới đả rỏ !!!!!!!!!!!!!!!Ai đả bóp méo lịch sử thì cả thế giới củng đả rỏ !!!!!!!! Tên vô lại nầy toàn nói chuyện tào lao !!!

Ai đã bán nước? mọi người hay đổ tội cho nhau , nhưng ngày ngày nay đã có tang chứng , giấy trắng mực đen đàng hoàng không chối cãi được , đó là " Công hàm bán nước của TT VC Phạm văn Đồng " , còn tên vô lại trong lịch sứ VN đúng là Nguyễn sinh Coong , Sinh Cung hay HCM sau này.

This article is very interesting and historic. It's worth to read, and I did really enjoy reading it! Thanks for all the researching being done. Regards,