You are here

Hậu Chí Phèo

 

Kami
-
Lời tác giả: Mỗi khi nhắc tới Chí Phèo, người ta thường nghĩ đến tác giả Nam Cao và cái làng Vũ đại, chứ ít ai biết đến cái tên làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam) quê hương nhà văn Nam Cao. Trong đoạn kết của chuyện ngắn Chí Phèo, tác giả Nam Cao cũng không cho biết biết số phận của Chí Phèo sống chết ra sao? Vậy xin hương hồn cụ Nam Cao được phép viết tiếp phần cụ còn viết dở dang.

*
Trong đoạn kết của chuyện ngắn Chí Phèo, nhân vật Chí Phèo từ một tay du thủ du thực, từng vào tù ra khám, sau khi trở về làng Vũ đại với hai bàn tay trắng không nơi nương tựa và say xỉn suốt ngày. Là một kẻ sẵn sàng làm mọi việc, kể cả rạch mặt ăn vạ để xoay tiền uống rượu, vậy mà cuối cùng cũng được ông Bá Kiến cắm cho mấy sào đất ven sông, rồi có tình yêu với cô Thị Nở. Khi có tình yêu Chí Phèo cảm thấy yêu cuộc sống hơn, cảm thấy cuộc đời đẹp tươi đáng sống quá và gã muốn trở thành người lương thiện như bao nhiêu người khác. Nhưng ước muốn nhỏ bé ấy cũng không được đáp ứng, để rồi trong cơn say, Chí Phèo điên lên và mang dao tới chém Bá Kiến để đòi trở thành người lương thiện ” hắn chém bá Kiến túi bụi, vừa chém vừa kêu làng thật to. Hắn kêu làng, không bao giờ người ta vội đến. Bởi thế khi người ta đến thì hắn cũng đang giẫy đành đạch ở giữa bao nhiêu là máu tươi. Mắt hắn trợn ngược. Mồm hắn ngáp ngáp, muốn nói nhưng không ra tiếng. Ở cổ hắn, thỉnh thoảng máu vẫn còn ứ ra”. Kết câu chuyện, tác giả Nam Cao cũng không cho biết biết số phận của Chí Phèo sống chết ra sao?
Có lẽ anh Chí đã không chết sau khi chém cụ Bá Kiến và tự vẫn, nhưng những con người như anh Chí chết đâu có dễ. Khi đó là trước mùa thu năm Ất Dậu. Hơn ai hết anh Chí biết được giá trị của tình yêu và tình dục, chính vì nó mà đã khiến Chí Phèo muốn trở thành một người lương thiện. Và cũng vì cái mong muốn tưởng chừng như nhỏ bé ấy mà khiến anh Chí sau khi lành bệnh, lúc ấy cụ Bá Kiến đã chết. Lúc ấy không hiểu sao mộng vương bá trong tâm thức anh Chí trỗi dậy, khiến anh Chí, vốn là một đứa trẻ bị bỏ rơi trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp để bên một lò gạch bỏ không ở ven sông đã nghĩ làm việc lớn, làm cách mạng. Từ một đứa con không rõ cha mình là ai, anh Chí đã lấy họ Hồ làm họ của mình, vì nghe đâu đó họ bảo là họ của ông nội anh Chí.
Khi có họ Hồ anh Chí càng tự tin hơn vì nghĩ rằng thằng Y tá nó còn làm được tới chức Tể tướng, thì sao Chí Phèo ta không làm được? Nghĩ thế là xong anh Chí đã tiến hành tập hợp lực lượng, chủ yếu đối tượng nhắm đến là đối tượng cần lao, gồm các bố cu mẹ đĩ, các tầng lớp hạ lưu trong làng Vũ Đại với khẩu hiệu “người nghèo có vợ, có chồng” để tiến hành cách mạng đánh đổ bè lũ Lý Cường, Binh Chức và giành được chính quyền về tay mình. Sở dĩ anh Chí nhắm tới đối tượng cần lao vì bọn này ngu, dễ lừa anh Chí nghĩ thế.
Vốn là một thằng lưu manh từ ở tù ra tội, sau khi giành được chính quyền, anh Chí chỉ nhậm chức Bá của cụ Bá Kiến, mà không tự phong tước Hầu, tước Tử. Vì anh Chí khôn lắm, biết chức Bá thì dân vùng khác họ cũng dùng để xưng hô một cách thân thiện, ví dụ “Cò về thăm bá thăm dì, Thăm cô xứ bắc, thăm dì xứ Đông” và từ đấy người làng Vũ đại gọi là Bá Hồ thay cho anh Chí, chẳng ai con nhớ tới thằng Chí Phèo chuyên say xỉn, rạch mặt ăn vạ thủa nào. Hôm ra mắt, thay vì hạ trâu, mổ lợn khao cả làng, Bá Hồ đã lên lễ đài mới cho dựng tạm bằng gỗ ở Đình làng, tay Bá Hồ cầm loa mo cau dõng dạc tuyên bố cùng trăm họ rằng “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa những quyền bất khả xâm phạm, đó là các quyền ăn, ngủ, đụ, ị…v.v…” và còn hứa nhiều thứ nữa. Ngày ấy, không chỉ riêng giới cần lao, mà cả các thành phần khác kể cả những kẻ có của ăn của để nhưng là kẻ thù của cụ Bá Kiến, hay những kẻ sĩ có học và kể cả cái lũ bọn xướng ca vô loài (ngày nay gọi là văn nghệ sĩ) ai ai cũng khấp khởi, mừng thầm và hy vọng cho một cuộc đời mới tươi sáng hơn. Vì lần đầu trong đời họ mới nghe có người nói đến cái vấn đề bình thường mà hàng ngàn đời nay, kể từ cha ông họ và ngay cả bản thân họ vẫn sử dụng những cái chức năng của tạo hóa ban cho để tồn tại và duy trì nòi giống là quyền của họ. Mới quá, lạ quá và càng nghĩ họ cangf hạnh phúc, càng thấy sự giản dị của lãnh tụ mới của làng Vũ đại, là cụ Bá Hồ. Khi ấy không mảy may ai nghĩ rằng ngày đó cũng là ngày họ bắt đầu bị cụ Bá Hồ cho ăn một quả lừa đắng ngắt, vì đơn giản nếu không ăn, không ngủ, không ị thì sống thế nào được, không đụ thì làm sao duy trì được giống nòi? Con người có nhược điểm là như thế, chết vì cái tội tham, cũng vì cái tính tham thì hay dễ bị mắc lừa. Khi gặp bánh thật mất tiền mua thì còn nghĩ ngon hay không ngon, suy bì đắt rẻ để tiếc tiền để rồi bóp mồm, bóp miệng không mua. Chứ còn khi gặp bánh vẽ thì hy vọng sẽ được ăn free, mà được của free khi ấy thì sướng đến mê mẩn chả ai thiết nghĩ hay tính toán thiệt hơn gì sất.
Ngay sau đó, Bá Hồ đã thực hiện lời hứa tiến hành lấy vợ của người giàu chia cho người nghèo, vì thế nên lực lượng cần lao rất nể phục suy tôn cụ Bá Hồ làm lãnh tụ. Rồi chỉ một thời gian ngắn nắm quyền ở làng Vũ đại, Bá Hồ cho tập trung vợ của giới cần lao lại và tuyên bố tập thể hóa phụ nữ theo nguyên tắc “Vợ là cái cao quý nhất của người đàn ông, phải hy sinh biết bao nhiêu công sức, xương máu mới có được vợ. Các chú mang vợ giao cho tập thể nghĩa là giao vợ cho Bá giữ hộ, Bá sẽ cất trong rương khóa lại. Khi nào các chú cần dùng thì bảo Bá, như thế người ta gọi là tập trung dân chủ”. Lũ đàn ông làng Vũ đại hỉ hả, tưởng theo Bá Hồ thì vợ được dùng chung thì quá thích, chẳng phải người ta bảo “L… lạ còn hơn cá tươi” là gì. Nghe Bá Hồ nói lũ đàn ông sướng như phát điên, chả ai bảo mà chúng nó đồng thanh hô “Bá Hồ muôn năm”. Bá Hồ thấy thế chỉ cười thầm trong bụng “Sư bố lũ vừa ngu vừa dâm!”
Đám cần lao vốn xuất thân dân ngu khu đen thì có biết gì đâu, thấy bá Hồ nói vậy cũng tin sái cả cổ, nhưng Bá Hồ thì biết hơn ai hết giá trị của tình yêu, tình dục, của sex… vì Bá đã từng trải qua mối tình với Thị Nở và nhiều người đàn bà khác. Vì đã là đàn ông mà thiếu đàn bà sẽ làm Dương thịnh, Âm suy trí óc khó minh mẫn, bởi vậy Bá Hồ rất quan tâm đến vấn đề “cho ra cho vào”, coi đó là một nhiệm vụ chiến lược số một  của làng Vũ đại. Đồng thời Bá Hồ biết đây là bí quyết để khẳng định sự tồn vong của quyền lực, muốn duy trì quyền lực lâu dài, muốn được muôn năm thì phải biết sử dụng tình yêu, tình dục như một thứ vũ khí độc quyền. Vì vậy, khi ổn định được chính quyền xong, Bá Hồ bèn dùng chiêu lấy tên đệm cũ của mình là Chí cho những ai tham gia băng của mình dùng trong giao tiếp. Đó chính là lý do thành viên băng của cụ Bá Hồ họ gọi nhau là đồng chí, chứ không gọi nhau là đồng Hồ.
Ít lâu sau cụ Bá Hồ qua đời, người lên thay Bá hình như là con rơi của anh Chí trong thời gian dạt đi dặt dẹo ở xứ khác trước khi trở về làng Vũ đại. Người này họ Nông tên Khỏe, dân miền rừng, nhưng thuộc dạng tiến bộ con hơn cha, dám nghĩ dám là trong việc độc quyền quyền lực. Ngay sau khi nắm quyền trong làng thay cha, bá Khỏe liền đổi tên làng từ Vũ đại thành làng Đại Hoàng Xã nghĩa, tục gọi là xứ Lừa. Đồng thời Bá Khỏe cho sửa chữa và bổ xung điều 4 trong bản Lệ làng ghi rõ “Băng của Bá Hồ, là lực lượng tiên phong đại diện cho giới cần lao là lực lượng tiên phong trong việc duy trì nòi giống” với lý do là những người trong băng của Bá Hồ là tinh hoa của làng Vũ đại. Sự khéo léo lưu manh của Bá Khỏe không kém cha, Bá Khỏe tỏ ra cởi mở hơn trong việc cho bỏ việc độc quyền quyền yêu đương, quyền lấy vợ, lấy chồng của dân chúng làng Vũ đại mà chỉ cấm họ sinh con đẻ cái. Việc này thể hiện trong bản Lệ làng sửa đổi còn ghi rõ phụ nữ là do chính quyền thống nhất quản lý, dân làng chỉ có quyền được sử dụng.
Từ chỗ thời cụ Bá Kiến, lũ đàn ông có tiền muốn có bao nhiêu vợ cũng được, dù nó là hủ tục, đến thời cụ Bá Hồ tiến tới tập thể hóa vợ nhưng cấm dùng chung, nay đến thời của Bá Mạnh thì phụ nữ do chính quyền thống nhất quản lý, dân làng chỉ có quyền được sử dụng, nhưng cấm sinh con nối dõi. Càng ngày thấy càng thụt lùi, người gì mà sống không bằng con chó, con mèo. Đám cần lao khi hiểu ra rằng mình bị lừa thì đã muộn, vả lại đám dân đen thì không hiểu hết thâm ý của Bá Mạnh. Vì họ độc quyền chuyện sinh đẻ mà không cho người khác cái quyền đó, thì đương nhiên họ được quyền cha truyền con nối trong việc truyền ngôi một cách tự nhiên. Song tuy nhiên đám dân ngu khu đen ở làng Vũ đại chẳng mấy quan tâm việc độc quyền sinh con đẻ cái của Bá Nông đề ra, vì bọn họ cả ngày quần quật, bán lưng cho trời, bán mặt cho đất lấy sức đâu mà love với chả sex. Lâu lâu thì làm một hai cái, vì chỉ năm thì mười họa mới có đám giỗ tết, nhậu nhẹt mới biết miếng thịt cốc rượu, ăn có tý chất thì khi ấy mới có nhu cầu. Không những thế họ còn ơn Bá Khỏe, vì nhờ có bá cấm mà lũ dân đen mới không phải nuôi con và tránh được bệnh HIV vì nhà nước bắt dùng bao cao su. Khi ấy đám đàn ông làng Vũ đại cứ nói đùa, không nốc bia rượu thì trym không có việc làm, ngoài việc đi đái.
Trong làng Vũ đại, ngoài số dân đen chiếm đa số còn có một số có học lại vô công rồi nghề, nhất là trong thời buổi có in – tờ – nệt, lũ chúng biết được ngày xưa cụ Bá Hồ tuyên bố ở Đình làng ngày ra mắt là “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa những quyền bất khả xâm phạm, đó là các quyền ăn, ngủ, đụ, ị…v.v…”. Sách vở hay Lệ làng cũ còn ghi rành rành nên lũ có học này thi nhau mở C – lốc nói cạnh nói khóe băng đảng của Bá Hồ và gia đình Bá Khỏe vi phạm lệ làng. Có tay thầy cãi họ Cù điên tiết lên còn kiện cả lão Chánh tổng chuyện đất cát, thế là a lê hấp băng Bá Khỏe cho bọn sai nha rình rập khi lão thầy cãi họ Cù vào quán trọ tá túc qua đêm, với tang vật là 02 bao cao su đã qua sử dụng, mà hai bao cao su đó bị bọn sai nha nghi ngờ là bị thủng, có khả năng gây thụ thai. Điều đó vi phạm lệ làng, lão thày cãi họ Cù bị bỏ tù. Số bọn có học mà có gan như lão Cù thì ít lắm có thể kể tên đếm trên đầu ngón tay như lão Điếu bát, Anh Năm Sài gềnh, chị Tám Tần…, số đông còn lại chỉ là bọn ăn nói to mồm nhưng nhát gan, sợ chết. Bọn còn lại thì chỉ dám chửi cạnh chửi khóe, ỡm ờ, để đòi nọ đì kia.
Chứ thực ra lũ này có học nên chúng nó ma lanh, học được thói ma cô của Bá Hồ từ xưa nên chả ai cấm được chúng nó có sex hay có con rơi. Bọn này hay dùng chiêu nhận làm gia sư cho các cháu bé ở tuổi học trò, rồi làm bộ tặng cuốn vở, trong đó thả dê bằng câu ỡm ờ “Vở này ta tặng cháu yêu ta/ Tỏ chút lòng thương cháu gọi là…”. Mấy cháu gái ngây thơ, hồn nhiên gặp chiêu này thì 10 cháu dính thai 9 cháu, chỉ khổ bố mẹ chúng nó vì chả có bằng chứng để kiện cáo, mà có kiện cáo thì con gái mình chết trước vì vi phạm Lệ làng. Gần đây cũng có cậu Xuân Nạ, lúc đầu cũng tỏ ra hung hăng lắm, cũng a dua viết C – lốg, C – liếc chưa hết còn tham gia tụ tập trái phép gây rối trật tự công cộng bị bọn công sai kiếm chuyện, Xuân Nạ sau cú ấy sợ tái mặt, nhưng hình như nó sợ giả vờ.
Làng Vũ đại bây giờ đầy rẫy chuyện bất công, quan thì tham, lại thì nhũng . Dân tình chán lắm nhưng chả ai buồn để ý hay quan tâm, đứa nào cũng nghĩ cũng mặc kệ. Bọn Chánh tổng, Lý trưởng được thể tha hồ làm càn thi nhau vơ vét. Riêng cụ Bá Khỏe thì sinh ra đổ đốn, từ khi nghỉ việc ở nhà rửng mỡ đi tranh vợ với con trai ruột là Trương Tún, đứa con gái cụ Bá Khỏe do uất ức đã đâm đơn kiện mẹ kế, người mà chỉ năm trước còn là chị dâu hờ của mình. Người làng Vũ Đai bảo nhau cụ Bá Hồ mà biết thì buồn lắm, kẻ độc miệng thì nó rủa “Gieo nhân nào thì nhận quả đấy” hay cha nào con đấy đáng kiếp. Báo chí làng Vũ đại thì toàn chuyện cướp giết hiếp, chuyện thất thoát hàng trăm nghìn tỷ chả ai chịu trách nhiệm. Thế mới biết cụ Bá Hồ có tầm nhìn xa trong vấn đề “cho ra cho vào”, cụ Bá Hồ lúc sinh thời đã biết và coi đó chuyện “thò ra thụt vào” là một nhiệm vụ chiến lược số một, xuyên suốt lịch sử của làng Vũ đại cho đến ngày nay. Cứ đề cao chuyện cho ra cho vào để đánh lạc hướng dư luận là xong, quan lại tha hồ đục khoét và vơ vét.
Nhưng dù sao dân làng Vũ đại cũng trông chờ hy vọng vào lũ có học trong làng dẫn dắt, để xây dựng làng Vũ đại được như xưa, như thời có cụ Bá Kiến tuy thế còn nhân từ móc túi cho anh Chí tiền mua rượu hay còn rộng lòng tự tay cắm cho thằng Chí Phèo mấy sào ruộng của mình. Dẫu rằng ngày đó làng Vũ đại còn nghèo khó nhưng nó vẫn còn chút tình người. Quan trọng hơn là nó vẫn có luật lệ. Tất cả đều trông mong và mong chờ, cuộc sống vẫn cừ trôi đi theo dòng thời gian. Nếu như…
Nếu như không có thằng tù họ Dao, tên Thìn hay gọi là Thìn rỗ trở về làng Vũ đại sau ba năm ở tù, mới ra tù về nhà chưa tới mười ngày Thìn rỗ tiếp tục khuấy động không khí chống đối ở cái làng Vũ đại vốn đang hỗn độn, xô bồ này. Thìn rỗ  cùng đồng bọn lập nên cái phong trào “Tự do tình dục” và phát hành các tài liệu về chủ trương đường lối của phong trào này. Đáng chú ý là chủ trương phong trào của Thìn rỗ chỉ là xin được dùng các quyền tạo hóa ban cho con người như cụ Bá Hồ từng tuyên bố ngày nhậm chức. Tóm lại là thò ra thụt vào không cần dùng condom cho nó tự nhiên, chứ không phải đòi bỏ điều 4 của Lệ làng Vũ đại như nhiều người tưởng. Đồng thời Thìn rỗ cho công bố danh sách các vị có tên tuổi có đức, có tài, có học mà có tâm với nước hay lũ thích chọc ngoáy (văn nghệ, văn gừng) trong giới chơi bời, phò phạch, c – lốc, c – liếc mà hắn dự định sẽ mời tham gia. Chuyện xảy ra thì mỗi người mỗi ý, có nhiều người, trong đó có lão mõ Xàm vốn dân công sai cũ thì bảo Thìn rỗ là người của công sai thả ra làm chim mồi để bắt mấy thằng đòi sinh đẻ tự do, người thì bảo không phải. Thìn rỗ cũng khẳng định mình không phải chim mồi. Mấy cụ già trong làng ngồi uống nước chè, vuốt râu bảo “Thìn rỗ nó điên, ra tù thì phải tập leo núi như anh Chí ngày xưa thì mới nên nghiệp lớn. Chứ vừa ra tù đã thích làm đường cao tốc, kiểu này không khéo lại khốn”. Có cụ còn chửi đổng “Tiên nhân nhà thằng Mõ, nó ăn tiền của ai mà thất đức. Thằng nào tham gia thì nó chịu, việc gì đến nó”
Nhưng không bằng 7-8 thằng trong số lũ thích chọc ngoáy trong giới chơi bời, phò phạch mà Thìn rỗ dự định sẽ mời tham gia, thì quá quắt chửi bới Thìn rỗ là vô liêm sỉ, là khốn nạn hay là đứa gắp lửa bỏ tay người. Có lẽ bọn này họ không hiểu về chủ trương đường lối của phong trào “Tự do tình dục” của Thìn rỗ, và chuyện dự định mời là thời tương lai, có nghĩa là sẽ mời, cũng tương tự như nhà ai có việc giỗ chạp, cưới hỏi thì người ta cũng viết cái danh sách khác mời, để cho lũ trẻ chữ đẹp nó viết thiếp mời. Và họ có mời là chuyện của họ, còn đi hay không là quyền của mình. Chuyện bình thường, Thìn rỗ sẽ mời mời hơn 200 người đấy chứ, trong số đó chả mấy ai trong số đó họ lên tiếng, vì họ hiểu biết việc đó chả tội tình gì mà phải sợ. Có bắt thì họ bắt mấy thằng đến ăn cỗ chứ bắt gì người được mời, đúng là mấy thằng dở hơi.
Câu hỏi đặt ra là “Vì sao 7-8 thằng trong số lũ thích chọc ngoáy trong giới chơi bời, phò phạch mà Thìn rỗ dự định sẽ mời tham gia nó lại lồng lên như thế?” Câu trả lời là trong số này có mấy loại, một số họ sợ thật, sợ chính quyền lấy cớ để bắt bỏ tù. Điều này chứng số này là loại anh hùng rơm, từ trước tới nay chuyên đánh võ mồm, khi tình thế đẩy họ vào thì bản chất đã bộc lộ họ là bọn vô liêm sỉ, kém hiểu biết. Một số họ vờ sợ, tranh thủ cơ hội để thể hiện mình là đối lập trung thành đồng thời cũng để PR cho bản thân. Bọn này là dạng lưu manh cơ hội, giả dối không thể làm chính trị và không tin được. Số còn lại họ nửa đùa nửa thật theo kế sách thực là hư, hư là thực. Số này là còn sáng giá
Bên cạnh đó đáng trách là còn có những kẻ trước đó vốn thường bày tỏ sự nhiệt huyết với làng với xã, và càng  không thể hiểu tư chất văn hoá cư xử của một số kẻ được gọi là kẻ sĩ, có học về sự phản ứng kiểu như đỉa phải vôi khi thấy tên mình trong danh sách mời trong khi chưa kịp tìm hiểu về cái phong trào “Tự do tình dục” của Thìn rỗ. Nổi bật trong số đó có một tay phò phạch cự phách, tên là Mần phò nổi tiếng đã có 4-5 đời vợ, nhưng có tài cầm, kỳ, thi, họa môn gì cũng hay. Lên giọng mạt sát Thìn rỗ là vô liêm sỉ, không những thế Mần phò coi cái sĩ diện hão của mình hơn cả tiền đồ của làng Vũ đại. Nghe nói mấy năm trước, nhân vụ  được giải thưởng làng Vũ đại, đài truyền thanh làng có làm một phóng sự nhỏ về Mần phò. Nhưng trước ngày phát thanh thì có lệnh tạm dừng vì nghe phong phanh Mần phò “có vấn đề”. Mần phò nổi khùng gọi điện thẳng cho Tổng Minh trưởng đài truyền thanh, chửi vuốt mặt không kịp vì sĩ diện đã đi khoe với cả làng.
Người già trong làng đi tìm tay Thìn rỗ đang bị quản chế ở nhà, họ hỏi Thìn rỗ “Mày vừa đi tù về, mà bày đặt làm thế trái lệ làng mà mày không sợ nó bắt à?”. Thìn rỗ nghe hỏi cười hềnh hệch, cầm cốc trà đá đang uống dở làm một hơi trăm phần trăm. Uốn xong khà một tiếng rõ dài, không kịp đặt cái cốc xuống Thìn rỗ rồi lấy tay quẹt mồm rồi thủng thẳng trả lời “Tôi mới về, rách việc nghĩ ra trò này coi nó là phép thử cho đỡ buồn xem giờ nó có khá hơn hồi tôi chưa đi tù không. Bây giờ thì rõ rồi nhé, đúng như Mao nói nhé. Cục phân, cục phân… Ngữ này mà trông vào chúng nó thì đến mùa quýt”
He.he…
Mùa Euro 2012, ngày 19 tháng 06 năm 2012
© Kami
————————
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA
 
 

Bài bình luận

Nhảm nhí, tại sao lại viết những chuyện như vậy. 1 câu chuyện với 1 dụng ý mờ ám, Kami muốn ám chỉ chí phèo là ông Hồ, nhưng khiên cưỡng và nói chung là không phủ nhận được sự thật đâu Kami , đừng viết kiểu đó nữa.

Sự hiểu biết của Kami để mà viết ra những thứ như thế này thì thật tiếc.

Đọc những bài viết của anh rất lâu rồi-Bài viết này quá hay và xuất sắc.Tôi rất ước ao anh viết một bài hay vài giòng về các C-lốc (chử của anh) về cái Quan làm báo- Vì tôi nghỉ là có thể anh biết cái C-loc này -Đôi khi còn biết rỏ hơn nửa- Tôi không biết nên hỏi anh thật lòng- Cãm ơn anh nhiều. Trần Trương