You are here

Myanmar sẽ là bước ngoặt thay đổi thương mại của Châu Á?

 

Kami
-
Vào thời điểm này khi nói về vấn đề Myanmar thì chúng ta ai cũng phải công nhận một điều, đó là quyết định quan trọng của Tổng thống dân sự đầu tiên trở lại lãnh đạo của Myanmar trong gần 20 nặm là ông Thein Sein.  Cùng với hàng loạt các quyết định quan trọng mang tính lịch sử đã tạo ra bước ngoặt trong sự thay đổi nền chính trị của Myanmar, từ độc tài quân sự sang chính quyền dân sự theo đuổi tự do dân chủ. Không chỉ là việc trả lại tự do cho bà Aung San Suu Kyi lãnh tụ của phong trào đấu tranh cho dân chủ tại Myanma, cùng với việc trả tự do cho gần một ngàn tù chính trị trong một vài tháng gần đây. Mà điều đáng chú ý là việc chính quyền Myanmar đã tiến hành ký kết thỏa thuận ngừng bắn với các lực lượng phiến quân sắc tộc thiểu số và ra lệnh cho quân đội chấm dứt xung đột. Những điều đó được đánh giá rằng đã làm vừa lòng lãnh đạo các quốc gia trong khu vực, kể cả các quốc gia phương Tây, đặc biệt là Mỹ và châu Âu.

 
Điều này được khẳng định và xác nhận qua ý kiến của nhiều độc giả trong những trang tin tức hàng đầu trên thế giới. Và đặc biệt như những đánh giá của bà Hillary Clinton Bộ trưởng Ngoại giao Hoa kỳ hay của William Hague Bộ trưởng Ngoại giao Anh, Alain Juppe Bộ trưởng ngoại giao Pháp ... cũng như các chuyến viếng thăm không ngớt của đại diện ngoại giao các nước khác liên tục tới Myanmar. Điều đó cộng với những báo hiệu tin tốt từ Hoa kỳ  siêu cường hàng đầu trên thế giới, hé lộ tin sẽ cho áp dụng việc hủy bỏ lệnh cấm vận của Myanmar, điều mà hầu hết các quốc gia đều ủng hộ và lên tiếng kêu gọi Hoa kỳ nên thực hiện sớm, điều đó nếu trở thành hiện thực sẽ làm cho cho cộng đồng thế giới vui mừng phấn khởi.
 

Những triển vọng sáng sủa của đất nước Myanmar thông qua việc liên tục có các quyết định đúng đắn của chính quyền dân sự Myanmar phù hợp với đòi hỏi của người dân và cộng đồng quốc tế. Đặc biệt là cộng với sự giàu có với tài nguyên thiên nhiên của quốc gia Myanmar, cái mà nó là cái đang có nhu cầu tiêu thụ rất lớn trên toàn thế giới. Chẳng hạn như khí đốt tự nhiên, các nguồn lâm sản, khoáng sản... và đặc biệt là  phải nói đến một nguồn lao động giá rẻ hơn bất kỳ nơi đâu. Điều đó khiến cho Myanmar đã trở thành một quốc gia vô cùng hấp dẫn, đang được các nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ và chuẩn bị để nhảy vào đầu tư ở Myanmar ngay khi điều kiện có thể.

Tất nhiên, chỉ dựa vào điều duy nhất là mở cửa và cải cách ổn định chính trị theo con đường tự do dân chủ của đất nước Myanmar là không đủ mạnh để tạo sự tự tin và thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Mà điều quan trọng hơn cả là tính hấp dẫn các dự án nhiều triệu đô la Mỹ của chính phủ Myanmar đã và đang chuẩn bị. Một số trong những dự án khổng lồ được chú ý theo dõi và được sự quan tâm, tìm cách tiếp cận của các nhà đầu tư nước ngoài trong giai đoạn này là các cảng nước sâu và trung tâm công nghiệp ở khu vực thành phố Twai phía nam của Myanmar. Với tổng giá trị đầu tư lên đến khoảng 8,6 tỷ USD, chính phủ Myanmar đã có ý định biến khu vực này trở thành trung tâm kinh doanh đáp ứng tất cả nhu cầu của khu vực châu Á về mọi mặt. Đối với cảng nước sâu ở Twai sẽ có công suất hơn 200 triệu tấn, trong khi các cảng nước sâu lớn nhất ở Thái Lan - Laem Chabang chỉ mới đạt cỡ 47 triệu tấn nghĩa là chỉ bằng 1/4 của cảng Twai.

Không chỉ bây giờ, mà các cảng nước sâu và công nghiệp thành phố Twai đã bắt đầu phát triển vài năm trước, với sự tham gia các công ty liên doanh xây dựng lớn của Thái Lan (Thai - Italian). Nhiều nhà phân tích thống nhất và đồng ý khi cho rằng các dự án này cho thấy cái đó là một trong những nỗ lực của chính phủ Myanmar hướng tới để thúc đẩy đất nước Myanmar, một quốc gia nghèo nhất trong khu vực để theo kịp với sự tăng trưởng của các nước trong khu vực Asean. Theo các chuyên gia theo dõi từ đầu siêu dự án (megaproject) bao gồm một cảng nước sâu và thành phố công nghiệp Twai cho rằng hiệu quả của dự án này không hoàn toàn phụ thuộc vào kích thước hay số vốn chính phủ Myanmar đã đầu tư, mà vấn đề quan trọng là ở chỗ mục đích của chính phủ Myanmar đã xác định từ đầu đó là lợi thế về mặt địa hình và vị trí lý tưởng của nó. Điều đó dễ dàng thấy trên bản đồ  thế giới, Myanmar nằm giữa hai gã khổng lồ của châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ có chung đường biên giới với cả hai quốc gia dài đến 3600 km. Do vậy, nếu Myanmar có một hệ thống hạ tầng cơ sở giao thông đúng tiêu chuẩn thì Myanmar sẽ trở thành một tuyến đường vận chuyển cực kỳ lý tưởng.

Việc xuất nhập sản phẩm hàng hóa thông qua cảng nước sâu Twai sẽ tạo điều kiện cho Myanmar đạt được một lợi thế cạnh tranh trong một mức giá thấp hơn và đặc biệt là đối với sản phẩm khí đốt thiên nhiên là một trong những sản phẩm chính, sẽ góp phần tạo nên một bước nhảy vọt trong sự tăng trưởng của nền kinh tế của họ. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết sản phẩm khí đốt tự nhiên ngành công nghiệp với khách hàng lớn là Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng 4,9 % trong giai đoạn 2006 - 2010. Hiện tại hệ thống hạ tầng giao thông vận tải của Myanmar hết sức tồi tệ, chỉ có 12% tổng số dường xá được trải nhựa, nhưng việc bán khí thiên nhiên vẫn đạt kết quả rất tốt, vậy điều gì sẽ xảy ra khi họ có một hệ thống hạ tầng cơ sơ giao thông vận tải thuận tiện và hiện đại đã sẵn sàng?

Điều đó cũng chính là một trong những lý do vì sao chính phủ Myanmar phải gấp rút mở cửa thông qua việc cải cách vấn đề chính trị. Vì đó là lối thoát duy nhất để đưa nước Myanmar thoát khỏi sự cô lập của cộng đồng quốc tế và hòa vào dòng chảy của nền kinh tế thế giới. Cái mà hơn 50 năm nền chính trị độc tài quân sự của Myanmar khi dựa hẳn vào gã khổng lồ Trung Quốc mãi vẫn không tìm ra lối thoát. Điều nguy hiểm hơn sau này họ mới biết chính quyền Trung quốc đã chơi lá bài hai mặt, một mặt ủng hộ chính quyền độc tài quân sự Myanmar, mặt khác lại ngầm yểm trợ cho các lực lượng phiến quân các sắc tộc thiểu số hòng tạo ra sự bất ổn cho đất nước Myanmar.

Sự thay đổi nhanh chóng về chính trị ở Myanmar khiến nhiều người rất lạc quan, tuy nhiên, một nhóm các chuyên gia phân tích vẫn cảnh báo chính quyền Myanmar và nhà đầu tư đừng vội vui mừng khi sự thay đổi đẫ đến quá nhanh. Bởi vì theo họ tất cả chỉ trong quá trình bắt đầu. Vấn đề quan trọng là chính phủ Myanmar có nhiều điểm phải sửa đổi, chẳng hạn như tính minh bạch của chính phủ là việc rõ ràng nhất, vì nó là tác động trực tiếp đến phúc lợi của người dân Myanmar tại thời điểm này. Chính quyền Myanmar phải lựa chọn giải pháp thích hợp nhất để làm cho mọi người dân hài lòng và đừng lạm dụng sự tin tưởng của các nhà đầu tư quá mức như trước đây đã từng xảy ra.

Các thay đổi hiện nay của Myanmar không chỉ là một vấn đề của Myanmar, và tất nhiên không chỉ của Asean nói riêng hay châu Á nói chung. Nên nhớ vào thời điểm hiện nay quốc gia Myanmar với diện tích 677 ngàn km2 rộng gấp đôi Việt nam, dân số khoảng 54 triệu người với GDP bình quân 850 USD/người thấp hơn Việt nam không nhiều. Nhưng với sự quyết định và lựa chọn đúng đắn trong vấn đề chuyển từ chế độ chính quyền độc tài quân sự sang chế độ chính quyền dân sự, tự do đa nguyên đa đảng thì chắc chắn trong 10-15 năm Myanmar sẽ đuổi kịp và vượt Việt nam. Như bài học của sự phát triển vượt bậc của quốc gia Malaysia mà chúng ta đã thấy.

Ngay như ở Thái lan một quốc gia có GDP bình quân đầu người gấp 5 lần Myanmar (khoảng 4,000 USD/người), song những ngày này họ đã có nhiều cuộc hội thảo, các bài bình luận đánh giá về vấn đề Myamar, mà theo họ trong tương lai gần Myanmar sẽ là một mối de dọa sẽ gây cho Thái lan không ít khó khăn trong việc cạnh tranh về mặt kinh tế, trước hết là vấn đề sẽ giải quyết sự thiếu hụt khoảng 1 triệu lao động Myanmar đang làm việc thường xuyên ở Thái lan. Đồng thời họ cũng đang tính tới việc nỗ lực vào đầu tư ở mức tối đa có thể ở đất nước còn nghèo nàn lạc hậu nhưng giá nhân công cực rẻ này. Không chỉ thế, họ còn đánh giá cho rằng sự thay đổi thể chế chính trị ở Myanmar sẽ là bước ngoặt thay đổi của thương mại Châu Á trong thời gian không xa.

Họ như thế, còn những nhà lãnh đạo Việt nam chúng ta thì nghĩ sao trước sự thay đổi ở Myanmar?

Ngày giáp Tết, 19 tháng 01 năm 2012

-----------------
*Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA

  

Bài bình luận

Dân tộc Myanma phải cám ơn Việt Nam đấy! Nhờ có các chuyến thăm của các lãnh đạo Việt nam mấy năm trước, ông Nguyễn Minh Triết và ông Nguyễn Tấn Dũng, với mục đích khuyên răn, dậy dỗ nước này dân chủ là gì và vì sao nên mở rộng dân chủ, mà giới lãnh đạo Myanma đã "ngộ" ra đấy! Mà khi "ngộ" ra rồi thì họ "nàm" nhanh quá, nhanh đến nỗi các lãnh đạo VN ta không kịp trở tay luôn! Thật là "suy nghĩ rất lâu rồi quyết định trong tích tắc"! Vài năm nữa thôi, Myanma sẽ thành chú "Tiểu long" thật, nhờ noi gương con "Địa long" Việt Nam cho mà xem! :-)

E rằng quy công đầu cho "các chuyến thăm của các lãnh đạo Việt nam mấy năm trước, ông Nguyễn Minh Triết và ông Nguyễn Tấn Dũng, với mục đích khuyên răn, dậy dỗ nước này dân chủ là gì và vì sao nên mở rộng dân chủ" là hơi sớm đấy! Để coi diển tiến ra sao đã. Các bác nhà mình nếu đã giáo huấn được họ, sao lại không tự giáo huấn lấy mình nhỉ? Đây là lý do phải xét lại "công đầu" của VN trước thay đổi dân chủ của nước này. Myanmar đang được thế giới hoan nghinh, trong khi VN là "sư phụ" thì vẫn tiếp tục bị kêu rêu. Sao nghịch lý thế kia chứ.

Hoan hô đảng cộng sản VN năng thuyết bất năng hành.

Theo tôi thì Miến Điện mở sẽ tốt cho Việt Nam, ít nhất chúng ta cũng có thêm 1 thị trường mới rất thích hợp cho hàng hóa tiêu dùng của VN, nguồn nguyên liệu nhất là lâm nghiệp sẽ có thêm nguồn cung mới Kami nên có cái nhìn khách quan hơn chứ đừng để quan điểm chống cộng áp chế Nhìn chung mà nói chính quyền VN có sự thành công đáng kể trong việc phát triển kinh tế và con người, có thể nói là điển hình trên thế giới Chính vì vậy mà người Miến Điện mong muốn nước noi gương Việt Nam như Kami đề cập chẳng sai. Đừng nói VN giỏi che giấu trong thế giới phẳng này khó mà che giấu được điều gì Tất nhiên xã hội VN có rất nhiều bất công, phi dân chủ. Nhưng thái độ đưa tin bôi đen tất cả chỉ phù hợp với những người chống cộng không phù hợp với những người dân chủ Tôi thấy buồn cười là trong khi báo chí VN đã bước dài thì các báo hải ngoại cứ dậm chân tại chổ ở quan điểm chống cộng. Hiện giờ theo tôi các báo ở VN đã phát huy tinh thần dân chủ, tự do quan điểm còn hơn các báo hải ngoại Tóm lại theo tôi việc EU và Mỹ hủy bỏ cấm vận chống Miến Điện thì các nhà cầm quyền ở VN nhận thấy cơ hội kiếm chác, còn có sự thay đổi nào Vn không thì câu hỏi đó nên dành cho những người đối lập. tôi nghĩ đến khi nào cộng sản còn là lực lượng dân chủ hơn thì họ vẫn còn giành phần thắng.

hơn 700 tờ báo ở VN bước dài cở nào dưới sự chỉ đạo của đảng ? toàn những tin nhảm nhí , hình ảnh và bài khai thác về sex, vì thật sự ngoài những chuyện trên họ chẳng còn gì để đăng nếu không muốn bị mất việc , đi tù hay bị đóng cửa . Nền báo chí lề phải của nước VN xhcn là cái loa của đảng CS có gì mà hảnh diện hả ông ?

Cac ban, dung bao gio an com quoc gia tho ma cong san.Chinh toi la nguoi dang song trong nuoc. Toi dang bi ap che, bat man ma kh giam noi, tham chi dang song ngay tai Saigon,ma kh giam len tieng. Co o vn, co con di hoc, co viec len gap chinh quyen xin giay to, co benh vao benh vien, co chuyen den Tu Phap mot chieu cua vc. CO nem nhung cai do thi hay cam but viec cho ngay thang ,thi hay noi bang kh im cai mom