You are here

Blog

Cách chữa chạy cho cuộc sống mòn

Không phải ai cũng biết là vài trăm năm trước, giới y học phương Tây có một cách cứu người đuối nước rất bất ngờ: đút ống thổi vào hậu môn để bơm sức sống vào trực tràng giúp nạn nhân tỉnh lại. Những bác sĩ thời đó, hoặc thổi hơi của thuốc lá vào ruột, hoặc ra sức thổi tận tình.

Đừng giả vờ sống chung với cúm Tàu

Báo Dân Trí [1] ra ngày 08 tháng Mười Hai năm 2021 với tựa "Quảng Trị: Hơn 31.000 học sinh không đồng ý tiêm vaccine gia hạn" cho biết, có hơn 31.500 học sinh không đồng ý đưa vào cơ thể loại dung dịch gọi là chủng ngừa cúm Tàu, bởi chúng được gia hạn đến tháng Hai năm 2022.
 
Thông tin trên là câu giải đáp trước nhiều băn khoăn của phụ huynh, khi hơn 10.000 trẻ em gặp phản ứng sau khi chích, cùng nhiều trẻ tử vong tại Thanh Hóa, Sóc Trăng [2] [3] [4]. Đó là số liệu được đại diện Bộ Y tế thông tin đến báo chí Nhà nước.
 

Pháp chủ mới của Giáo hội Phật giáo Nhà nước là ai?

Hòa thượng Thích Trí Quảng vừa được báo chí trong nước đồng loạt đưa tin về việc được Nhà nước phê duyệt cho ngôi vị Pháp Chủ của Giáo hội Phật giáo. Chức danh Pháp chủ dùng để gọi người lãnh đạo cao nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Nhà nước dựng lên sau 1975). Pháp chủ là người đứng đầu Hội đồng Chứng minh, có quyền thay mặt Hội đồng Chứng minh ban hành các Giáo chỉ, các văn bản quan trọng nhất, đại diện cho Giáo hội trong các hoạt động đối ngoại.

Tại sao văn hóa Việt Nam ngày càng bệ rạc?! (phần 1)

Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về văn hóa, cả nghĩa rộng lẫn nghĩa hẹp. Tuy nhiên, hầu hết các định nghĩa đều thống nhất rằng: Văn hóa là sản phẩm của con người trong suốt quá trình sống, lao động, ứng phó với thiên nhiên, với con người lẫn nhau. Kể cả từ tranh chấp trong đời sống loài người và chiến tranh, văn hóa cũng được sinh ra từ đó.

Sơ lược về thuộc tính văn hóa

Văn hóa không chỉ là cái đẹp mà văn hóa là những gì phù hợp với đời sống loài người. Do vậy, văn hóa có hai thuộc tính căn bản như sau:

1. Tính vận động.

Tại sao cứ phải là thù hận?

Một dân tộc tiến bộ, là một dân tộc ít thù hận nhất, một đất nước thiên đường, chắc chắn đó phải là đất nước không có thù hận.

Một dân tộc hạnh phúc, chắc chắn không có hạnh phúc nào đặt trên nền tảng thù hận.

Và hiển nhiên, một nền giáo dục, chính trị, văn hóa thông minh phải là nền giáo dục, chính trị văn hóa thông minh, hạnh phúc.

Nói như vậy, đất nước Việt Nam này là đất nước như thế nào, người dân có hạnh phúc không? Và hạnh phúc có phải là cơm no, áo ấm như cách các nhà tuyên truyền vẫn hay ru ngủ bấy lâu nay?

Ảnh của canhco

Đem chông đi cắm xứ người

Sau vụ Tô Lâm, cư dân mạng tiếp tục nóng lên với hình ảnh cô hoa hậu Đỗ Thị Hà biểu diễn đàn T’rưng trước ban giám khảo chấm giải Miss World năm 2021 bản nhạc sắt máu “Cô gái vót chông”, nhạc phẩm mà hơn 40 năm trước người dân miền Nam ngỡ ngàng khi biết được miền Bắc đánh thắng Mỹ không bằng súng đạn của Nga Tàu mà bằng những chiếc chông tre do chính những cô gái miền cao tự tay vót lấy.

Chứng khổ dâm Việt-Mỹ

Câu chuyện của nữ thí sinh hoa hậu Miss World đi thi trên vùng đất thuộc lãnh thổ chưa hợp nhất của Mỹ (Unincorporated territories), nhưng cất lên bài hát chống Mỹ, là minh họa rõ nét nhất của mối quan hệ vật vã Việt Mỹ lúc này. Mối quan hệ được nhìn thấy rõ nét hai chiều khổ dâm của một nhà cầm quyền: thích nhích lại gần nước Mỹ, nhưng luôn hô hào chống Mỹ và tận dụng mọi cơ hội để phủ nhận nước Mỹ.

Ảnh của songchi

Khoảng cách còn xa!

Song Chi.

Câu chuyện cô Hoa hậu Việt Nam 2020 Đỗ Thị Hà đi dự thi Miss World tại Puerto Rico, một hòn đảo thuộc lãnh thổ chưa hợp nhất của Mỹ, nhưng lại biểu diễn khả năng đánh đàn T'rưng với bài "Cô gái vót chông" (nhạc sĩ Hoàng Hiệp), vốn là một bài hát chống Mỹ, khiến dư luận ngỡ ngàng. Bài “Cô gái vót chông” với lời lẽ rất “sắc máu”, như nhiều bài hát thuộc dòng nhạc “đỏ”, chống Mỹ thời đó:

….Mỗi mũi chông nhọn hoắc căm thù.

Xiên thây quân cướp nào vô đây.

Còn giặc Mỹ cọp beo, khi còn giặc Mỹ cọp beo.

Trang

Subscribe to RSS - blog