You are here

Blog

Ảnh của nguyenvubinh

Những cuộc di dân lặng lẽ (tiếp theo)

     …

     Như vậy, bối cảnh của đất nước trong khoảng 25-30 năm trở lại đây chính là việc đảng đảng cộng sản và nhà cầm quyền Việt Nam cởi trói phần nào nền kinh tế, và các lĩnh vực khác, đổi lấy sự hội nhập và các khoản vay, viện trợ để duy trì chế độ độc tài toàn trị, duy trì độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản. Đồng thời, các thế hệ lãnh đạo đảng, nhà nước cũng như quan chức trong bộ máy đã tạo ra một bộ máy tham nhũng khủng khiếp, vơ vét hàng trăm tỷ đô la dẫn tới số nợ khổng lồ cũng như sự phá hủy hoàn toàn môi trường sống, nền tảng đạo đức, văn hóa xã hội của đất nước.

Năm chó, nói chuyện ngụ ngôn chó - cáo

Tự dưng năm chó nói chuyện cáo! Cáo với chó có liên quan gì với nhau? Xin thưa, chó với cáo chẳng liên quan gì nhau xét trên huyết hệ, giống nòi. Cáo lùi lũi vào hang, chó hừng hực khí thế đồng bằng, hoặc khí thế rừng rú. Chó gặp cáo thì đôi bên chẳng bao giờ nghiêm túc trò chuyện với nhau như những thằng đực có đạo đức hay những con cái có phẩm hạnh. Chó gặp cáo, không rượt đuổi thì cũng gâu gâu, cáo gặp chó, không lén lút cắn trộm thì cũng chạy thục mạng.

Delete hội đồng giáo sư

Trương Duy Nhất

Trả quyền xét - phong giáo sư, phó giáo sư cho các trường. Giải tán Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước. Khi đó, mặc nhiên không trường nào dại đến mức đi phong giáo sư cho những ông không liên can gì tới công tác giảng dạy như Bộ trưởng, Đại tướng, hoặc Tổng Bí thư… Để đi đến quyết định khai tử “Bộ học hàm” này, trước hết, các chính khách đương nhiệm có hàm giáo sư, nên gương mẫu trả lại cho các thầy cô thực giảng, kể từ ông Nhạ Bộ trưởng đến các Bộ trưởng, Thứ trưởng khác, thậm chí cả Tổng Bí thư, Chủ tịch nước. Bất kể ai, hễ mất dạy (không còn giảng dạy), đương nhiên mất giáo sư. 

Ảnh của nguyenvubinh

Những cuộc di dân lặng lẽ

     Trong lịch sử Việt Nam, có rất nhiều cuộc di dân, nhưng có hai cuộc di dân lớn nhất trong lịch sử cận đại. Đó là hai cuộc di dân năm 1954 và năm 1975. Cả hai cuộc di dân này đều có nguyên nhân trực tiếp, đó là tỵ nạn cộng sản. Một cuộc di dân thứ ba, về số lượng không kém hai cuộc di dân trước đây, nhưng diễn ra âm thầm, lặng lẽ và trải dài qua nhiều năm.

Ảnh của tuongnangtien

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Câu Hỏi Đầu Năm

Ông Lê Nin ở nước Nga
Mà em lại thấy rất là Việt Nam
Cũng vầng trán rộng thênh thang
Y như trán Bác mênh mang đất trời

Trần Đăng Khoa

Câu chuyện ngày tết: Của tham nhũng đấy

NGUYỄN TƯỜNG THỤY

Tôi có anh bạn, không đồng niên nhưng đồng lứa vì anh chỉ kém tôi 1 tuổi. Anh là một người giàu có, lắm nhà cửa, đất đai nhưng nói chuyện với tôi, không khi nào anh tỏ ra hợm hĩnh khoe của hay khoe quen biết các quan chức, công an này nọ. Với người khác thì tôi không rõ lắm nhưng hình như anh rất khinh những người không có đầu óc, ngu xuẩn trong cách cư xử.

Từ chặt hoa đến bẻ hương

Đầu năm, đầu tháng, lẽ ra tôi nên nói chuyện gì đó vui vui. Nhưng thực sự khó mà nói chuyện vui được khi mọi thứ trong xã hội tôi sống trở nên tệ hại và bệ rạc. Từ chuyện cuối năm nông dân bán hoa không được thì thẳng tay chặt hoa cho đến chuyện một người đàn bà xông vào phá lễ tưởng niệm những chiến sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến Việt – Trung 1979, và thêm nữa, Võ Văn Thưởng, hiện là Trưởng ban tuyên giáo Trung ương trả lời với truyền thông là “tôi mới nhậm chức nên không biết gì về cuộc chiến biên giới 1979”.

Ảnh của songchi

Ý đảng vẫn luôn ngược với lòng dân!

Song Chi.

Chỉ trong vòng một tuần, trước và sau Tết Âm lịch Mậu Tuất 2018, có đến mấy sự kiện lịch sử mà qua đó, thái độ của nhà nước cộng sản VN thêm một lần nữa, đã tự bộc lộ họ là ai, những quan niệm về bạn-thù, sự đánh giá về lịch sử của họ có minh bạch, tiến bộ, thay đổi chút nào sau bao nhiêu năm và họ có lý do gì để tiếp tục lãnh đạo đất nước này, dân tộc này.

Ảnh của nguyenhuuvinh

LÚNG TÚNG, LOAY HOAY: KHÔNG THỂ CHE LẤP SỰ THẬT

Dân gian có câu ví khá hay: "Loay hoay như chó bí ỉa""lúng túng như gà mắc tóc".

Những câu ngạn ngữ này để chỉ thái độ lúng túng của ai đó khi thiếu hiểu biết, hoặc gian lận, hoặc muốn che giấu một sự thật nào đó. Trong cuộc sống, thỉnh thoảng người ta vẫn thấy hoặc là ở những người dốt, hoặc ở những kẻ gian có thái độ này.

ĐỤC BIA RỒI ĐỤC LUÔN CẢ THƠ

Nhiều người hẳn đã quen thuộc với hình ảnh cột bia Khánh Khê ở Lạng Sơn dưới đây [ghi nhận sự hi sinh của 650 chiến sĩ thuộc sư đoàn 337 trên biên giới phía Bắc cản bước quân thù năm 1979] cách đây vài năm được báo chí phát hiện là đã bị đục bỏ dòng chữ "quân Trung Quốc xâm lược" - một hành vi không chỉ xảo trá với lịch sử, vô ơn với chiến sĩ mà còn đớn hèn và nhục nhã về chính trị.

Trang

Subscribe to RSS - blog