You are here

Blog

Ảnh của nguyenlanthang

MẤY LỜI CÙNG BÀ NGÂN

Mấy hôm nay một bài báo cũ được ai đó phát hiện ra bà chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đang sở hữu đến 300 bộ áo dài của nhà thiết kế lừng danh Võ Việt Chung. Cơn giận dữ của công chúng nổi lên vì ai cũng biết, để sở hữu một bộ áo dài của nhà may nổi tiếng này thì khách hàng phải trả một khoản tiền đâu đó trên dưới 100 triệu đồng chứ không thể ít hơn. Trong khi đó lương của chủ tịch quốc hội theo bảng lương được công bố chỉ là 17 triệu/ tháng... Xin hỏi, bà chủ tịch mất bao nhiêu năm lương để may từng ấy bộ áo dài? Nếu không phải là tiền túi bà bỏ ra thì đấy là tiền của ai?

Để hàng Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt: Không phải chuyện đùa?

Liên quan đến từ phía Việt Nam, không phải ngẫu nhiên mà những vụ việc buôn lậu trốn và trốn của thuế Nhật Cường Mobile, hay mới đây là vụ thương hiệu Asanzo "đỉnh cao công nghệ Nhật Bản" - hàng Việt Nam chất lượng cao lại nóng lên trong những ngày gần đây. Nói thẳng đó là những hành động có chủ ý từ phía chính quyền Hà Nội gián tiếp thừa nhận tình trạng hàng Trung Quốc đội lột hàng Việt Nam, đồng thời để đánh tiếng với phía Mỹ rằng phía Việt Nam đã xem xét và xử lý.

Ảnh của canhco

Và cuối cùng tới phiên Việt Nam

Nhiều người nghi ngờ tác động hàng hóa sản xuất từ Trung Quốc chạy sang núp dưới cái bóng Việt Nam để xuất sang Hoa Kỳ sẽ làm cho kinh tế Việt Nam khó khăn thêm nếu Trump chú ý tới những mánh khóe gian dối mà Trung Quốc sẽ làm như thường thấy xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam. Điều đó đã tới và Trump cũng đã công khai lên tiếng chỉ trích thái độ mà ông gọi Việt Nam là “kẻ lạm dụng”.

Ảnh của nguyenhuuvinh

Chiến đấu sòng phẳng, đảng đi đâu?

Mới đây TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho rằng mạng xã hội (MXH) có những nhược điểm lớn, mà tin giả là một trong số đó. Theo TS Dũng, trong cuộc chiến với tin giả, nếu chiến đấu một cách sòng phẳng, không có lý gì báo chí lại thua. Ông Dũng nói: “Có người đặt câu hỏi, vì sao có đến 18.000 nhà báo được cấp thẻ mà lại thua MXH? Tôi nghĩ có 2 lý do. Thứ nhất là quy trình kiểm duyệt. Để lên được một cái tin, báo chí phải trải qua quá nhiều quy trình, tức là đã bị “trói tay”, “trói chân” bắt cạnh tranh với MXH vốn tự do hơn nhiều.

EVFTA: MỚI NỬA CHẶNG ĐƯỜNG

Mười tháng trước đây, trong bài viết bên dưới [*], tôi có bàn về những trở lực đối với EVFTA, từ quyền lao động (chưa phê chuẩn các Công ước ILO cốt lõi), đến môi trường (chưa có những thay đổi về mặt thể chế bảo vệ môi trường, đơn cử là báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của các dự án chưa được công khai) và xã hội dân sự (phải được tham gia vào quá trình giám sát việc thực thi các cam kết).

Chia tay người gieo mầm hy vọng

Sáng sớm 26/6/2019, nghe nhà giáo Phạm Toàn qua đời. Mới thấy mọi thứ là lẽ đương nhiên của tạo hóa, rồi thấy nỗi buồn nở một đóa hoa trong khu vườn ký ức của mình.

Vài năm trước, khi gặp ông. Vừa nhìn mặt, ông hỏi ngay "Tuấn Khanh phải ông?", nói xong ông ôm chặt, rồi bỗng nhiên ông khóc.

Lúc ấy tôi ngỡ ngàng, bác Vũ Sinh Hiên đứng cạnh tôi, cũng ngỡ ngàng, rồi bác cười "ừ, thế đấy, thế đấy".

Giám đốc nông nghiệp – con ma kinh tế

Việt Nam là một đất nước nghịch lý. Sự nghịch lý này này ăn dằm trong lịch sử, từ thời phong kiến cho đến bây giờ. Thời phong kiến, nhà Tây Sơn và nhiều nhà trước đó nổi dậy nhân danh nông dân nhưng chính họ là những kẻ bóc lột nông dân nặng nề nhất. Sự nghịch lý nằm trong cả người sống và người đã chết. Người chết cũng không được chết theo đúng di nguyện mà phải sống mãi trong sự nghiệp kiếm cơm của người sống bằng hóa chất.

Ảnh của canhco

Asanzo: niềm tin bị đánh tráo

Khi câu chuyện của Asanzo lên trang nhất của báo Tuổi Trẻ, người Việt Nam gần như bất động trước sự lừa đảo quá trắng trợn của một tập đoàn nổi tiếng. Asanzo từng được xem như một niềm hãnh diện của hàng hóa chất lượng cao của Việt Nam qua những sản phẩm có vị thế công nghiệp là xu hướng phát triển của đất nước đúng theo slogan “công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

Cái ác hợp pháp

Trong một tweet của Hoàng Chí Phong gần đây, anh gửi lên một tấm ảnh về lực lượng trấn áp mặc áo đen, có chỉ dấu riêng. Đây là lực lượng bị nhiều người Hồng Kông thắc mắc vì đó là những người đánh đập người biểu tình tháng 6 năm 2019, hết sức tàn bạo. Đánh đến mức mà cảnh sát áo xanh quen thuộc của Hồng Kông phải chạy đến can.

Trang

Subscribe to RSS - blog