You are here

Blog của ledienduc

Sự công nhận quốc tế đối với một tài năng Việt Nam bị ngược đãi

Lê Diễn Đức
 Trong ngày 8 tháng 4 tôi nhận được tin vui: Nhà văn Bùi Ngọc Tấn vừa giành được Giải thưởng Henri Queffenlec tại liên hoan "Sách và Biển" năm 2012 (Festival Livre et Mer) của Pháp tổ chức trong 3 ngày từ ngày 6 đến ngày 8/4. Festival "Livre et Mer" được tổ chức hàng năm ở Pháp với mục đích tôn vinh những tác phẩm viết về biển. Giải thưởng của Festival mang tên nhà văn Henri Queffélec, một trong những tác giả nổi tiếng nhất viết về biển bằng tiếng Pháp trong thế kỷ 20 và là người sáng lập giải thưởng văn học uy tín này.

Chuyện hài ông bố trả nợ cho thằng con cà chớn Vinashin

Lê Diễn Đức
 Chuyện thế này. Ở một xứ nhiệt đới xinh đẹp, giàu có, rừng vàng biển bạc, có một dòng tộc tồn tại khá lâu đời, trên nửa thế kỷ, có tên là CHXHCNVN. Dòng tộc này giao cho một vị quyền quản lý, chi tiêu, kinh doanh tiền bạc, tài sản hiện có, cùng với tất cả những gì có thể biến thành tiền của ba họ. Vị quản lý này là đại gia trong một gia đình đông con. Thằng con nào cũng có học vị cao, mác giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ được gắn lấp lánh đầy ngực, thường để giải quyết khâu oai là chính, thật giả không quan trọng. Nhiều thằng làm ăn nợ nần nhiều tỷ Mẽo kim...

Cờ đỏ sao vàng không phải là biểu tượng của Tố quốc Việt Nam

Lê Diễn Đức
  Vào thời điểm hiện nay bàn chuyện cờ quạt có lẽ quá sớm và chẳng đi đến đâu, nhất là khi tháng Tư lại về với những ký ức máu lửa và tủi hận, “có triệu người vui nhưng cũng có cả triệu người buồn”, như ông Võ Văn Kiệt lúc còn sống đã nói trong một cuộc phỏng vấn của Xuân Hồng, phóng viên BBC Việt ngữ. Nếu Việt Nam có thể chế dân chủ, nhân dân VN và quốc hội VN dân chủ sẽ chọn một lá cờ nào đó tương xứng với chiều dài lịch sử của dân tộc, nhưng chắc chắn không phải là lá cờ biểu tượng cho một chủ nghĩa của tội ác.

Aung San Suu Kyi, hay là nữ thánh đi bầu cử

Marek Rybarczyk  - Newsweek  - Lê Diễn Đức dịch
Trong bài viết trên Newsweek nhân cuộc bầu cử lịch sử tại Miến Điện vào ngày 1/4/2012, ký giả M. Rybarczyk nói đến sự giống nhau của cuộc bầu cử này với cuộc bầu cử tử do đầu tiên trong hệ thống cộng sản diễn ra tại Ba Lan ngày 4/6/1989 và nhìn nhận Tổng thống Miến Điện hiện nay rất có thể sẽ là một Jaruzelski Miến Điện. (Ông W. Jaruzelski là đại tướng, nhà lãnh đạo cao nhất cuối cùng của đảng và nhà nước cộng sản Ba Lan). Đồng thời tác già cũng đưa ra những khó khăn để thấy rằng ăn mừng chiến thắng của bà Aung San Suu Kyi là quá sớm. Liệu Lộ trình dân chủ của Miến Điện sẽ lặp lại con đường của Ba Lan?

Trung Quốc chậm lại hay là bị xiết chặt?

Bogdan Góralczyk  (Ba Lan) - Lê Diễn Đức dịch
Phiên họp quốc hội cuối cùng hàng năm của Trung Quốc dưới sự chỉ đạo của "của các nhà lãnh đạo thế hệ thứ tư" (Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, những người kế nhiệm sau một năm nữa - Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường), đã tạo ra nhiều tiếng vang trên thế giới. Các phương tiện truyền thông phương Tây hợp lại một thông điệp: kinh tế Trung Quốc chậm lại. Điều này đã được nói tới và trên những cột báo. Vậy thực sự câu chuyện gì ở đây?

Đi thăm Cù Huy Hà Vũ

Phạm Đình Trọng
 Những kẻ mất gốc đã đặt lợi ích của một giai cấp mơ hồ, nhất thời, giai cấp vô sản thế giới, đã đặt lợi ích của một phe nhóm xôi thịt lên trên lợi ích sống còn của cả dân tộc Việt Nam, đã cắt đất đai xương máu của tổ tiên Việt Nam cho nước ngoài, những người vong nô đó đang quản lí đất nước, đang đàn áp, tù đày những người dân thẳng thắn bộc lộ lòng yêu nước thì người Mẹ Tổ quốc Việt Nam của tôi sẽ ra sao?
Những kẻ nắm quyền lực nhà nước chỉ lo bòn rút tài sản nhà nước, cướp bóc đất đai của dân, đang lộng hành khắp mọi miền đất nước thì người Mẹ Tổ quốc Việt Nam của tôi sẽ ra sao?

Xuất khẩu lao động Việt Nam: hơn cả buôn ma tuý!

Lê Diễn Đức
Vì sao nhà cầm quyền VN lại làm ngơ trước thân phận khốn cùng của người lao động VN ở nước ngoài và ngăn cản giúp đỡ họ? Những người nghèo khổ đi nước ngoài lao động thực chất bị vứt vào canh bạc chót và chờ vào sự may mắn. Nơi nào ông chủ tốt hoặc nước sở tại có môi trường xã hội văn minh bảo vệ quyền lợi người lao động, thì tuy vất vả nhưng còn thực hiện được một phần mơ ước. Gặp ông chủ bất nhân, chính quyền sở tại làm ngơ, coi như mất trắng và thân tàn ma dại.

Chống học tiếng Hoa thế nào cho đúng?

Lê Diễn Đức
Trước hết tôi muốn nhấn mạnh học để biết thêm tiếng Trung là điều rất nên trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay và trong mối quan hệ giữa Trung Quốc với phần còn lại của thế giới đang ngày mỗi mở rộng hơn cùng với sự phát triển kinh tế, quốc phòng của cường quốc này. Tuy nhiên, nếu không phải là cố ý với ẩn ý nào đó, tôi cho rằng dự thảo đưa tiếng Hoa vào nhà trường của Bộ Gíao dục và Đào tạo Việt Nam trong tình hình hiện nay là ngu xuẩn.

Hồ Chí Minh - Người cha của Việt Nam hiện đại

Margaret Krakowiak, Newsweek –  Lê Diễn Đức dịch
Hồ Chí Minh (HCM) là một nhân vật lịch sử của Việt Nam cho đến nay chưa được đánh giá đầy đủ và nhất quán. Trong các tranh luận thậm chí có thể gây xung khắc, không chỉ về lý luận, mà cả tâm tưởng, tình cảm. Bài "Hồ Chí Minh – Người cha của Việt Nam hiện đại” của nữ ký giả Ba Lan Krakowiak, trên Tuần báo quốc tế Newsweek, ấn bản Ba Lan, ngày 12/1/2012, viết sau chuyến đi thăm Việt Nam mới đây của bà, cung cấp cho chúng ta thêm một cách nhìn của người nước ngoài về hình ảnh HCM được sử dụng trong chính sách hiện nay của Đảng CSVN và trong suy nghĩ của nhiều người Việt.

Cần chấm dứt ngay lý tưởng hoá sự nô lệ và tâm lý xin cho

Lê Diễn Đức
  Trong bài “Đất đai và Tổ quốc”, đăng trên Blog Quê Choa của nhà văn Nguyễn Quang Lập, sau khi bằng “tiếng nói đau đớn, bức xúc của người cầm bút”, liệt kê những gai chướng, bất công, tham nhũng trong giới quan chức Hải Phong như “mua phiếu bầu cử, nội bộ đấu đá nhau giành quyền lực, mua bán chức tước”, v.v. trong thập niên qua, nhà biên kịch Nguyễn Long Khánh, giơ hai tay lên trời "trông chờ rất nhiều ở sự công minh của pháp luật, cán cân công lý của Nhà nước CHXHCN Việt Nam"! Cần chấm dứt ngay lý tưởng hoá sự nô lệ và tâm lý xin cho này!

Trang

Subscribe to RSS - Blog của ledienduc