You are here

Blog của nguyenanhtuan

QUÂN ĐỘI, VIỆC CỦA CÁC ANH LÀ BẢO VỆ LÃNH THỔ, HÃY BUÔNG TAY KHỎI ĐỒNG TÂM

Trong khi hàng chục giấy triệu tập của Công an Hà Nội gửi về Đồng Tâm còn chưa ráo mực, như thể "tát nước theo mưa" nhằm tăng thêm sức ép, mấy ngày nay Bộ Quốc Phòng lại gửi giấy triệu tập cụ Lê Đình Kình và con của cụ là trưởng thôn Lê Đình Công.

ÔNG TRỌNG THẮNG HAY THUA VỤ TRỊNH XUÂN THANH?

Niềm hân hoan, phấn khích sau khi bắt được "con cá không quá to nhưng láu" Trịnh Xuân Thanh đã nhanh chóng nhường chỗ nỗi hoang mang, lo âu trước phản ứng quyết liệt của người Đức đối với việc cựu quan chức Việt Nam này bị bắt cóc ngay trên đất của họ - sự sỉ nhục đối với bất kỳ quốc gia có chủ quyền nào.

BÀN CỜ THẾ ĐỒNG TÂM (PHẦN 3): KẼ HỞ VÀ LỜI GIẢI

Không khó để thấy chính quyền Hà Nội chẳng qua chỉ đang tận dụng thế mạnh tuyệt đối của nó so với phía dân làng ở chỗ nắm giữ và tạo ra văn bản, cả cũ lẫn mới, và thông qua đó có thể kể một câu chuyện khác cho những gì đã xảy ra - một thứ sự thật thay thế (alternative fact).

Tuy nhiên, kịch bản một khi đã ngụy tạo ắt hẳn có kẽ hở. Trong câu chuyện mới được kể của chính quyền Hà Nội, kẽ hở có thể nằm ở những điểm sau:

BÀN CỜ THẾ ĐỒNG TÂM (PHẦN 2): PHẢN BÁC TỪ PHÍA CHÍNH QUYỀN

Cả bốn lập luận này đều không dễ phản bác. Tuy nhiên, sau sự kiện bắt giữ cán bộ vô tiền khoáng hậu ở xã Đồng Tâm, chính quyền Hà Nội không còn lựa chọn nào khác phải chứng minh dân làng Đồng Tâm sai. Mà phải là sai hoàn toàn, thì các động thái đàn áp sau đó mới dễ được biện minh.

Chính quyền Hà Nội đã làm thế nào?

BÀN CỜ THẾ ĐỒNG TÂM (PHẦN 1): LẬP LUẬN PHÍA ĐỒNG TÂM

Toàn bộ sự việc Đồng Tâm liên quan tới hai khu đất riêng rẽ, nằm kề nhau, tạm gọi là Khu A (47,36 ha) và Khu B (59 ha).

Khu A là đất dự án sân bay Miếu Môn mà dân Đồng Tâm giao cho Chính phủ từ năm 1980. Dự án sân bay treo tới nay đã 37 năm nên để tránh lãng phí, Quân đội đã giao kèo với Đồng Tâm cho phép dân canh tác và nộp tô lợi cho Quân đội suốt hàng chục năm qua.

Đồng Tâm: Vẫn là lá bài sở hữu toàn dân

Khi bị ông Bùi Văn Kỉnh, một dân làng Đồng Tâm, phản bác dự thảo kết luận thanh tra, cho rằng đất đồng Sênh là do "tổ tiên chúng tôi để lại, chênh 1m cũng là đất, phải đo đạc đàng hoàng", Chánh Thanh tra Hà Nội Nguyễn Văn Tuấn Dũng ngay lập tức viện dẫn "dân tộc Việt Nam" để bảo vệ quan điểm của mình:

"Đất này của dân tộc Việt Nam, sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý, không có đất nào là cha ông để lại...Đây là gốc của vấn đề." [1]

YẾU TỐ THỜI ĐIỂM TRONG VỤ KHỞI TỐ ĐỒNG TÂM & TIẾT LỘ ĐÁNG CHÚ Ý CỦA THÀNH UỶ HÀ NỘI

Không ít người ngạc nhiên là vì sao sự kiện Đồng Tâm diễn ra vào nửa cuối tháng 4, nhưng mãi tới giữa tháng 6, nghĩa là suýt soát 2 tháng sau, công an Hà Nội mới tiến hành khởi tố.

Có tình tiết nào mới xuất hiện trong khoảng thời gian này hay sao mà vào tháng 4 công an Hà Nội chưa thấy sự việc có dấu hiệu vi phạm, chỉ đến tháng 6 mới nhận ra? Có vẻ không phải như vậy, vì ngay từ đầu lãnh đạo chính quyền và công an Hà Nội khi trả lời phỏng vấn đều đã xác định dân làng Đồng Tâm vi phạm.

VỀ CHUYỆN PHÁP QUYỀN TRONG VỤ ĐỒNG TÂM

Trong nền pháp quyền, cơ quan điều tra được kỳ vọng hoạt động độc lập, chỉ tuân theo pháp luật và nằm ngoài sự ảnh hưởng của hành pháp hoặc đảng phái chính trị.

Chúng ta hiểu rõ điều đó, và chúng ta cũng mong mỏi như vậy.

Nhưng không vì thế mà chúng ta tự che mắt mình để nghĩ rằng Việt Nam đang có một nền pháp quyền như thế trong thực tại.

Nghĩa là, trong khi vẫn tranh đấu cho một nền pháp quyền trong tương lai, chúng ta không cho phép những kẻ nắm quyền viện dẫn nó để chối bỏ trách nhiệm của họ trong hiện tại.

ĐỨNG CÙNG NGƯỜI ĐỒNG TÂM

Đừng trách dân làng Đồng Tâm khi họ từng giương cao biểu ngữ tin đảng, yêu chính phủ. Không ai đáng trách chỉ vì tìm cách bảo vệ chính mình trước trò chụp mũ 'thế lực thù địch' quen thuộc từ phía bộ máy an ninh.

Đừng trách dân làng Đồng Tâm khi họ từng vẫy hoa đón chào Chủ tịch Chung, tay bắt mặt mừng tiễn trả cảnh sát về đơn vị. Không ai đáng trách chỉ vì muốn thu xếp êm thấm xung đột bằng cách giữ thể diện cho đối phương.

AI LỪA NGƯ DÂN VỤ TÀU VỎ THÉP?

Chủ trương đóng mới tàu vỏ thép có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ ngư dân ra khơi bám biển, vừa phát triển kinh tế vừa góp phần khẳng định chủ quyền trên thực tế của Việt Nam ở biển Đông.

Thế mà gần đây hàng chục tàu vỏ thép của ngư dân Bình Định vừa mới đóng xong, chưa dùng đã hỏng. Sở dĩ như vậy là bởi đơn vị đóng tàu đã:

- Tráo thép Hàn/Nhật bằng thép Trung Quốc;

- Lắp máy Mitsubishi giả;

- Sơn không đúng quy trình, linh kiện không phù hợp, trang thiết bị hàng hải không đúng thiết kế;

Trang

Subscribe to RSS - Blog của nguyenanhtuan