You are here

Blog của namviet

Hóa ra, chỉ có dân là khốn nạn?

Câu chuyện trên báo điện tử Zing về cái gọi là phường An Phú, TP Thủ Đức có hơn 100 đơn hàng bị “bom”, tức tiếng lóng của dân chuyển hàng về việc đặt hàng rồi không nhận, gây xôn xao không ít, và cũng tạo cớ luồng dư luận được định hướng chửi bới dân Hồ Chí Minh là sống vô ý thức, sống khốn nạn.

Khi quân đội vào thành phố chống dịch

Đã qua vài ngày, kể từ khi người dân Sài Gòn được tin rằng sẽ một đạo quân hỗn hợp tiến vào thành phố với lý do giữ trật tự và chu cấp thực phẩm cho người dân. Sự lo lắng, căng thẳng ban đầu cũng giảm bớt khi thấy mọi thứ tạm trôi qua êm ả, và cũng nhẹ nhàng.

Những vết cắt không tuôn máu

Bạn có biết rằng một vết cắt từ cạnh của một tờ giấy mỏng, sẽ gây đau đớn và dai dẳng hơn khi bị đứt tay bằng dao không? Các nhà khoa học cũng ngạc nhiên về điều đó và bỏ công ra tìm hiểu. Rốt cuộc, người ta tìm thấy lý do là dù vết thương do giấy cắt nhìn đơn giản, nhưng thật ra giấy lại có độ linh hoạt, mềm mỏng hơn, nên vết thương nhỏ nhưng trải rộng hơn. Nhìn dưới kính hiển vi, cạnh răng cưa của tờ giấy vết thương từ giấy sẽ làm vết thương rách nát. Nó hành hạ các đầu dây thần kinh ở tay, ngón tay nhiều hơn, lâu và khó lành.

Nghe lời cao cả, sao chỉ thấy rùng mình

Bác sĩ Khoa không thấy xuất hiện nữa, sau sự kiện gây sốt dư luận mạng xã hội mà bác sĩ Khoa kể rằng anh đã quyết “rút ống thở” của cha mẹ già, để nhường cho 2 đứa trẻ sơ sinh vừa mới chào đời. Bản tin lan nhanh đến khủng khiếp trong đêm 7-8-2021. Bên dưới lời tâm tình gây chấn động đó, không ít các nhân vật tên tuổi để lại lời kính trọng và cám ơn. Thậm chí, có người còn ghi rằng họ nợ anh về mạng sống của cha mẹ già mà anh đã quyết hy sinh.

Chạy đến vô cùng

Hình ảnh đoàn người bồng bế nhau đi bằng xe máy, theo báo chí trong nước là lên đến hàng ngàn, di chuyển từ Sài Gòn tỏa đi nhiều hướng, chạy về quê nhà trong lúc dịch bệnh và lệnh phong tỏa ngặt nghèo này, đang làm nhói tim không biết bao người.

Điều gì đã xảy ra ở cửa ngõ Long An?

Câu chuyện vài trăm người dân từ Sài Gòn, được phép chạy dịch về quê, đến cửa ngõ Long An bị ách tắc lại, là một kinh nghiệm đáng nhớ của người dân Việt Nam, đặc biệt về sự tắc trách không thể tưởng tượng được của chính quyền hai địa phương liền kề nhau.

Nhìn nhau như đồng loại

Những ngày phong tỏa Sài Gòn trở nên căng thẳng nhất, có cả sự tham gia của quân đội, đã diễn ra không ít những điều quái gở. Sự sợ hãi con virus vô hình trong mắt, đã khiến cho toàn bộ hệ thống chính trị “chống dịch như chống giặc” được tự do lựa chọn những gì họ nhìn thấy được, là thứ cần phải chận lại, bao gồm cả miếng ăn và nhu yếu phẩm đời thường của con người.

Trong vài ngày, sự trớ trêu diễn ra ở khắp mọi nơi.

Ngôn ngữ của chúng ta

Trong đại dịch, tôi có đọc được status của bác sĩ Phan Xuân Trung về chuyện trẻ em phải đi trại cách ly. Lâu lắm, tôi mới đọc được một người đang sống “trong lề”, nhưng bật ra lời rất thật. Kiểu nói thật mà không ít người Việt Nam lâu nay e ngại. Cụ thể, ông viết “Tôi yêu cầu chính quyền trả các cháu bé F1, F0 về với gia đình ngay lập tức. Không nhân danh bất cứ điều gì để bắt các cháu bé vô trại cách ly. Không giường nằm, không bác sĩ, sốt không có thuốc, đói không có cơm! Một sự vô cảm đáng kinh tởm!”.

Vì sao cuộc "giải cứu" từ Hải Dương gây khó chịu ở Sài Gòn?

Có một điều chắc chắn là 300 em từ Hải Dương đến Sài Gòn để "giải cứu", không phải em nào cũng có thái độ đáng ghét, và cũng không phải em nào cũng bị tẩy não đến mức đến Sài Gòn, coi như là vào cuộc "giải phóng" lần hai.

Chắc chắn có những em từ Hải Dương nhiệt thành đến thành phố tinh thần tự do này, để vừa được tìm hiểu, vừa được cống hiến sức trẻ của mình - mà nghe đâu là theo vận động của các ông to nào đó, có thể y tế, có thể doanh nghiệp.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của namviet