You are here

Blog của nguyenthituhuy

Thư Hồ Chí Minh gửi Stalin về chương trình cải cách ruộng đất tại Việt Nam

Một người bạn thân của tôi nói rằng hiện nay tư liệu về Hồ Chí Minh rất nhiều nên việc giải thiêng không còn cần thiết nữa. Theo tôi, người bạn này sống chủ yếu ở Mỹ nên mới nói như vậy. Bởi vì, một người bạn khác, là giảng viên đại học ở Việt Nam, cho biết rằng sinh viên đang hào hứng tham gia cuộc thi tìm hiểu chủ nghĩa Mác-Lê nin. Dĩ nhiên là tìm hiểu theo định hướng của đảng. Đồng thời, cá nhân tôi, khi tìm thông tin trên mạng thì thấy phong trào học tập tư tưởng Hồ Chí Minh hiện đang được thực hiện một cách rầm rộ ở các trường đại học khắp cả nước, từ Bắc chí Nam.

Di chúc Hồ Chí Minh và bi kịch của lãnh tụ

Bài này chỉ nêu hai điểm. Những điểm này sẽ được tiến hành phân tích sâu trong những nghiên cứu hàn lâm. Ở đây, trên không gian blog, tôi chỉ xin trình bày ngắn gọn hai bi kịch của Hồ Chí Minh mà di chúc bị phản bội cho phép chúng ta nhìn thấy.

Trước hết bi kịch của Hồ Chí Minh là ở chỗ ông đã bị chính các đồng chí của ông phản bội.

Vũ điệu nào của sọt rác ?

Việt Nam hiện nay đang đối diện với rất nhiều thảm họa. Báo chí, lề phải, lề trái, đều đang ngày ngày phơi bày, theo cách của mình, các thảm họa đó. Cũng như nhiều người khác, tôi bị đặt vào trạng thái lo lắng và bất an mỗi khi nhận một thông tin mới về Việt Nam. Tuy vậy, không hiểu tại sao thông tin về vụ việc gạch tên 9 nhà văn tại Tp HCM vừa rồi khiến tôi bận tâm đến mức mất ngủ. Đến mức trong giấc mơ tôi nhìn thấy một nữ và một nam nhà văn trẻ mà tôi quen, hai gương mặt khả ái, cầm bút tay phải và cầm tờ danh sách tay trái. Và tôi hoảng hốt kêu lên : « Không phải là bạn đấy chứ !

Quý vị có ở trong số …?

Vụ gạch tên chín nhà văn và vụ việc hai mươi nhà văn rời bỏ Hội Nhà Văn Việt Nam (HNVVN) đã và sẽ còn được bàn đến. Cũng như vụ Nhã Thuyên, nó đã bước chân vào lịch sử văn học, cái nền văn học buồn thảm của Việt Nam thời kỳ này.

Dĩ nhiên, như mọi người, tôi cũng quan sát và cũng quan tâm tới câu chuyện này. Ở bài này tôi chỉ đề cập đến một khía cạnh của vụ việc. Tôi đặt câu hỏi về những người đã cầm bút để gạch tên chín nhà văn, không cho họ đi dự đại hội nhà văn toàn quốc.

Di chúc Hồ Chí Minh : từ bản thứ nhất tới bản thứ hai (II)

2. Nguyện vọng về việc chôn cất.

Đọc cả hai bản gốc di chúc còn lại ta thấy rằng việc chôn cất sau khi chết là một việc vô cùng quan trọng đối với Hồ Chí Minh. Quan trọng đến mức trong bản di chúc thứ hai, ông đưa việc này lên đầu văn bản, thay vào vị trí dành cho Đảng trong bản di chúc thứ nhất.

 Cần nhấn mạnh rằng mong muốn của ông Hồ về việc hỏa táng là không thay đổi. Đó là mong muốn duy nhất của ông.

Cho ngày ba mươi tháng tư : nỗi đau và tình yêu

Nếu một cộng đồng có một ngày mà trong ngày đó một nửa số người cảm thấy hạnh phúc và một nửa số người cảm thấy đau khổ thì ta nên đứng về nửa nào ?

Những người có hiểu biết và lương tri sẽ chọn đứng về phía nỗi đau.

Tôi chưa bao giờ dám nói gì về ngày ba mươi tháng tư. Bởi vì thực tế quá phức tạp và những gì tôi biết là quá ít ỏi và rất có thể là không chính xác so với sự thật của cuộc chiến, một cuộc chiến mà chỉ tên gọi của nó thôi cũng đã có thể gây ra cả một cuộc chiến khác.

Di chúc Hồ Chí Minh : từ bản thứ nhất tới bản thứ hai (I)

Trong bài này tôi tập trung vào hai vấn đề mà Hồ Chí Minh đã cắt bỏ và sửa đổi khi viết bản di chúc thứ hai, vào dịp sinh nhật năm 1968.

Như bài trước đã nói, văn bản cho phép nhận xét rằng di chúc năm 1968 là một di chúc mới, được viết lại hoàn toàn, viết lại từ phần mở đầu, có cấu trúc riêng, lô gic riêng. Đó là một văn bản mới, dùng để thay thế cho văn bản năm 1965, chứ không phải là để bổ sung cho văn bản năm 1965.

Di chúc Hồ Chí Minh : những nghi vấn đặt ra từ văn bản

Trước hết, xin quý độc giả lưu ý rằng tôi không đánh giá về Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh là một nhân vật lịch sử. Đánh giá về các nhân vật lịch, về đóng góp và sai lầm của họ, là công việc của các sử gia chân chính.

Ở đây, tôi chỉ làm một việc duy nhất : khảo sát các văn bản di chúc của Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó chỉ ra một số điều mà văn bản cho phép nhìn thấy. Đúng hơn là các văn bản của Hồ Chí Minh cho phép đặt ra một số nghi vấn mà tôi không có câu trả lời. Tôi cũng không có tham vọng trả lời, tôi chỉ làm công việc đặt ra các câu hỏi.

Về bản Thông cáo chung của Tổng Bí Thư và Trung Quốc

Những người có quan tâm tới vận mệnh của dải đất được gọi là Việt Nam không khỏi giật mình lo ngại khi đọc tin về chuyến thăm Trung Quốc vừa mới đây của Tổng Bí Thư (TBT) đảng cộng sản Việt Nam. Ngay lập tức sau khi tin về bản Thông cáo chung giữa ông TBT và Trung Quốc được báo đảng công bố, với một danh sách nhiều văn bản thỏa thuận được ký kết, nỗi lo âu đã lan tràn và bao phủ đời sống tinh thần của người Việt.

Nghịch lý nhân sự (III)

Một trong những câu hỏi ám ảnh tôi là : Tại sao Liên Xô và các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũ có thể từ bỏ cái hệ thống phản nhân đạo này, từ bỏ chế độ cộng sản chủ nghĩa, để hòa nhập vào dòng chảy chung của nhân loại, trong khi đó ở Việt Nam, xiềng xích của chủ nghĩa cộng sản chưa biết bao giờ mới được tháo bỏ ?

Trang

Subscribe to RSS - Blog của nguyenthituhuy