You are here

Blog của nguyenthituhuy

Giúp việc

Tôi nhớ lại một bộ phim Mỹ trên HBO mà tôi đã xem vào ngày 20/1/2014, ở Sài Gòn . Lúc đầu chỉ định mở TV vài phút trong lúc uống trà sau bữa ăn tối. Nhưng chỉ sau một cảnh ngắn, tôi không thể rời mắt khỏi màn hình được nữa. Đó là phim The Help. Phụ đề tiếng Việt dịch tựa phim là « Người giúp việc ». Dĩ nhiên, bộ phim nói về những người giúp việc, nhưng tôi nghĩ có thể hiểu thêm cả nghĩa: sự giúp đỡ lẫn nhau.

Thông tư 15/2014/TT-BGDD báo hiệu cái chết của đào tạo và khoa học ?

Trước hết xin cảm ơn độc giả đã viết một bình luận cho bài Cầu hiền và sử dụng năng lực trí tuệ (phần 3) của tôi trên blog RFA, và trong bình luận đó đã cung cấp thông tin về Quy chế đào tạo thạc sĩ theo thông tư 15/2014/TT-BGDDT ban hành ngày 15/5/2014 của Bộ Giáo dục.

Giữ cái gì ?... (Tiếp theo và hết)

Câu hỏi của tôi là : nếu mỗi người giữ được thứ mình đang có : một trường học, một viện nghiên cứu, một nhà xuất bản, một công ty, một tờ báo, một chức vụ…, nhưng lại không giữ được đất nước, không giữ truyền thống dân tộc, không giữ được văn hóa dân tộc, không giữ được đạo đức    xã hội và cá nhân, nghĩa là không giữ được các giá trị tinh thần, không giúp đất nước phát triển mà trái lại ngày càng lụn bại… thì thử hỏi, những thứ mà mỗi người giữ được sẽ mang một ý nghĩa như thế nào ?

Lấy một ví dụ cụ thể, trong một lĩnh vực cụ thể là giáo dục :

Giữ cái gì ?…

Khi tìm hiểu về một số nhân vật đã thành công trong việc giúp cho dân tộc của họ thoát khỏi sự thống trị của chế độ phân biệt chủng tộc, chế độ độc tài hay toàn trị, tôi rút ra nhận xét sau đây:
Nelson Madela, Václav Havel, Aung San Suu Kyi… đều là những người rất quyết liệt, rõ ràng trong tư tưởng và hành động, đi tận cùng lý tưởng của mình, chấp nhận tù đày, hy sinh chứ không chịu thỏa hiệp ; giữa phát ngôn và hành động rất thống nhất, họ nói điều họ nghĩ, và làm điều họ nói. Thậm chí họ có thể bước thẳng tới họng súng không một chút chần chừ.

Cầu hiền và sử dụng năng lực trí tuệ (phần 3)

Bài trước đề cập đến trách nhiệm của hệ thống quản lý, bộ máy lãnh đạo và cơ chế chính trị trong việc hủy hoại nguồn năng lực trí tuệ, khiến cho đất nước không thể nào phát triển được trong một thời đại mà chất xám là yếu tố chính làm nên sức mạnh của các cá nhân và các quốc gia.

Bài này nói đến trách nhiệm của cộng đồng chung, tức là của mỗi cá nhân đối với việc năng lực trí tuệ bị kìm hãm và mất mát.

Cầu hiền và sử dụng năng lực trí tuệ (Phần 2)

Nếu không tin đã không hỏi, mà có hỏi thì cũng sẽ không nghe theo.

Cầu hiền và sử dụng năng lực trí tuệ (phần 1)

Một trong những cuốn sách tôi đọc trong những ngày đầu tiên tới Paris là cuốn La-Sơn Phu-Tử của Hoàng Xuân Hãn, viết về Nguyễn Thiếp – La-sơn Phu-tử, nhân vật lịch sử của vùng La-sơn xưa, tức là Can-lộc ngày nay.
Tôi đọc Hoàng Xuân Hãn và gặp lại tâm tình của ba tôi. Trong từng trang sách, tôi thấy lại nỗi niềm của ba tôi, và như nghe thấy giọng ông, mà tôi vẫn lưu giữ trong ký ức kể từ hồi niên thiếu, kể những câu chuyện về lịch sử và địa danh xứ Nghệ.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của nguyenthituhuy