You are here

Blog của VietTuSaiGon

Truy tố Đồng Tâm, khôn mà ngu

Vụ Đồng Tâm đúng như kịch bản của rất nhiều người dự đoán: Hà Nội sẽ vờ vịt giải hòa, hứa không truy tố bằng một tờ giấy viết tay, sau đó đợi mọi việc lắng xuống, cho an ninh kèm từng người, cài cắm vào làng và bắt đầu truy tố. Hành vi truy tố của chính quyền Hà Nội, hiểu như thế nào cũng đúng, lật lọng, tráo trở cũng đúng mà làm theo đúng truyền thống Cộng sản cũng đúng. Vấn đề là cái đúng này rất khôn, khôn đến mức dại. Vì sao nói khôn mà dại?

Lại chuyện cái vỉa hè!

Nói cho cùng thì người dân Sài Gòn hiện tại gặp quá nhiều tai ương. Tai ương từ nạn ngập nước, nạn kẹt xe khi trời mưa, nạn lún đất ở các quận Nhà Bè, Bình Thạnh, 8, 12… Rồi gần đây thêm chuyện ông Phó Chủ tịch quận 1 Đoàn Ngọc Hải hầm hố dẫn dân phòng đi dẹp vỉa hè. Mà tai ương vẫn chưa chịu dừng ở đó, giờ lại thêm chuyện cho thuê vỉa hè! Vì sao nói cho thuê vỉa hè là tai ương của dân Sài Gòn?

43 năm và bao nhiêu năm nữa?

Hà Nội chặt cây xanh, Sài Gòn cũng trơ trụi cây xanh vì bị chặt, đất nước này có thành phố nào, tỉnh nào không bị chặt cây xanh? Chắc chắn là không có, ngay cả thành phố Đà Nẵng thời ông Nguyễn Bá Thanh còn làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, thời ‘vàng son’ của Đà Nẵng, vẫn có hàng xà cừ trăm tuổi (từ thời Đà Nẵng còn mang tên Tourance) trên đường Quang Trung cũng bị chặt không thương tiếc. Đó là chưa muốn nói đến những cây xanh trên dãy Trường Sơn!

Thành trì cuối cùng của đạo đức bị phá

Đạo đức không chỉ đơn giản là loại bỏ cái ác, cái xấu và phơi bày nó ra ánh sáng, nếu chỉ đơn giản như vậy, e rằng không có công lý nào được thực thi. Bởi trong cái vô lý của đạo đức, sự im lặng, sự kín tiếng để tìm ra phương cách giải quyết tốt đẹp, khả dĩ cho bài toán cân bằng đạo đức xã hội, tạo ra mối tương cảm trong xã hội loài người, tránh tình trạng đấu tố vô tội vạ vẫn là thành trì để giữ cân bằng xã hội. Một khi sự im lặng bị phá vỡ và thay thế vào đó là một hình thức đấu tố trá hình, điều đó cũng giống như thành trì cuối cùng của đạo đức đã bị đập nát.

Lại nói về “giải cứu”

Ở Việt Nam, giải cứu là một khái niệm nghe ra rất quen thuộc, nghe riết thành chán cả tai, từ giải cứu heo, giải cứu sầu riêng. Giải cứu vú sữa, giải cứu chuối ba hương, giải cứu dưa hấu, giải cứu bưởi, giải cứu lúa… rồi đến giải cứu muối, giải cứu chanh dây… Dường như sự giải cứu là một chuẩn mực anh hùng, chuẩn mực quân tử xã hội chủ nghĩa trong lúc này.

Cái ác đã làm bá chủ?

Hình ảnh một người phụ nữ ở chợ Lương Văn Can, Hải Phòng ngồi thẩn thờ trước gian hàng thịt lợn (tức thịt heo theo cách nói người miền Nam) bị tạt dầu nhớt và chất bẩn khi mang thịt lợn nhà ra chợ ngồi bán vì giá thịt lợn quá rẻ, buộc phải tự mổ bán để vớt vát chút vốn liếng làm gợi nhớ hình ảnh Nguyễn Văn Thạnh bị an ninh giả dạng tạt đầy mắm thối và chất bẩn hay nhà của ông Huỳnh Ngọc Tuấn ở Tam Kỳ, Quảng Nam bị tạt đầy chất bẩn… tất cả đều là đòn bẩn, cho dù kẻ giả danh hay kẻ ra mặt thực hiện.

Vụ Phan Sơn Hùng đã lộ chân tướng cái bẫy li gián Nam – Bắc!

Cho đến thời điểm hiện nay, có vẻ như chiêu bài li gián “hậu Phan Sơn Hùng” đã lộ rõ chân tướng. Việc Phan Sơn Hùng cùng băng nhóm của y đánh ba người phụ nữ, đặc biệt là đánh chị Mỹ Hạnh chỉ là cái cớ, tạo ngòi nổ cho quả bom phân biệt Nam – Bắc, li gián và cắt rời từng bộ phận đấu tranh dân chủ cũng như hoạt động xã hội dân sự đang ngày thêm lộ rõ.

Cả 4 video clip mà tôi theo dõi cẩn thận đều cho thấy: Sự cố tình mạ lị người miền Bắc và khoét sâu vết thương dân tộc, chia rẽ hai miền đang mỗi lúc một thêm nặng và có cường độ, có dung lượng được tính toán kĩ lưỡng.

Thấy gì qua hành vi bỉ ổi của Phan Sơn Hùng?

Để nhìn vào nền kinh tế của một quốc gia, một tỉnh, một vùng, đôi khi không cần đến những bản khảo sát số liệu rối rắm mà người ta đi đến các khu chợ, chính sức mua bán cũng như hàng hóa trong các chợ cho thấy quốc gia, tỉnh, vùng đó có sức mạnh kinh tế cỡ nào. Để nhìn vào nền giáo dục của một quốc gia, đôi khi người ta không cần đi đâu xa mà chỉ cần đứng ở cácngã tư để quan sát cách người ta đi qua đèn xanh đèn đỏ, sâu xa hơn, người ta lại vào chợ để xem cách mua bán, nó cũng phản ánh không ít về nền giáo dục.

Tháng Tư về, tôi mặc niệm tháng Tư

Những ngày tôi còn nhỏ, lúc đó quê hương mới vừa thay đổi (mà bây giờ tôi hiểu đó là một biến cố lịch sử), bà thường không bao giờ mua cá biển vào tháng Tư, cả nhà không ăn cá cho đến hết tháng Tư, qua giữa tháng Năm bà mới cho ăn cá trở lại. Bà không giải thích điều này, nhưng bà nói đó là một việc tâm linh, sau này lớn lên con sẽ hiểu!

Cảnh sát cơ động bị lợi dụng như thế nào?

Trong một status trên facebook của một cảnh sát cơ động có dòng “sẵn sàng rồi, đạn, hơi cay đủ hết…” với giọng điệu hí hửng, như thể gà chuẩn bị vào sới đá với đầy đủ độ hăng của nó.  Nhưng đây là status viết trước khi đến Mỹ Đức của một cảnh sát cơ động, điều này gây nên bão phẫn nộ. Và đương nhiên nhiều lời nguyền rủa ném lên chủ nhân của status này. Riêng tôi, tôi xin nói lời cảm thông và kêu gọi bà con nhân dân hãy cảm thông, hãy thương lấy con em mình để cùng tìm ra căn để của sự việc. Bởi lẽ, những cảnh sát cơ động (113) đều là nạn nhân thảm hại của chế độ.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon