You are here

Blog của VietTuSaiGon

Hố chôn tập thể, nghĩa trang 1400 tỉ và những đứa bé đói

Nếu xét trên chính sách vĩ mô của nhà cầm quyền, ba khái niệm: Hố chôn tập thể; Nghĩa trang (Yên Trung) nghìn tỉ và; Những đứa bé đói khổ, rét lạnh nơi miền núi không có gì liên quan với nhau. Bởi chính sách dành cho mỗi lĩnh vực, mỗi mảng đều riêng lẻ. Nhưng xét trên khía cạnh con người, tính nhân bản, nhân văn, nhân đạo và trách nhiệm của nhà cầm quyền, thì ba vấn đề này đều thuộc về lương tri. Sự cân đối, phân bổ hợp lý ở ba lĩnh vực, khía cạnh này sẽ cho thấy mức độ quan tâm, trách nhiệm và lương tri của nhà cầm quyền.

Thấy gì qua bóng đá U23 Châu Á?

Giải U23 Châu Á khép lại với cúp vàng thuộc về Uzbekistan, huy chương bạc thuộc về Việt Nam trong sự tiếc nuối của hàng triệu người hâm mộ. Nhiều từ ngữ “vuột mất”, “không may mắn”, “các anh hùng”… được dùng với tầng suất cao để nói về các cầu thủ U23 Việt Nam cũng như nói về chức á quân của họ trong mùa giải.

Hàng triệu người xuống đường, đi bão (thêm một khái niệm mới trong tiếng Việt) sau khi trận cầu diễn ra và sau đó một ngày, người ta vẫn tiếp tục đi bão, hô to “Việt Nam vô địch”.

Nhìn lại “cuộc chiến vỉa hè”

Đầu năm 2018, Đoàn Ngọc Hải nộp đơn xin từ chức vì “không giữ lời hứa lấy lại được vỉa hè”. Trước đó, từ đầu năm 2017, một cuộc chiến lấy lại vỉa hè theo đúng nghĩa đen và nghĩa bóng của nó đã được châm ngòi tại quận 1, thành phố Sài Gòn, sau đó lan rộng trên toàn quốc. Và sau một năm dài, đâu lại vào đó, sự việc có khuynh hướng đi vào bế tắc, Đoàn Ngọc Hải nộp đơn xin từ chức như là một sự giữ thể diện, kéo theo nhiều lời tung hô hoặc dè bĩu cũng như nhiều bài phân tích xã hội học về cuộc chiến này.

Cuối năm nghĩ về lễ bỏ mả

Năm nào cũng vậy, vào dịp đầu năm dương lịch và cuối năm âm lịch, đây là thời gian diễn ra lễ bỏ mả của người dân tộc thiểu số ở phía Tây Việt Nam. Dường như mọi dân tộc thiểu số trên dãy Trường Sơn ra tận Đông Bắc, Tây Bắc đều có tục bỏ mả. Có thể nói rằng tục bỏ mả như một thông điệp sống và là triết lý nhân sinh của người thiểu số. Nó cởi trói cho người sống và nhắc nhớ họ về những giá trị đạo đức, tâm linh và trách nhiệm của một con người.

Hoang tưởng một chút: Sài Gòn sẽ hết kẹt xe

Thành phố Sài Gòn, nơi mệnh danh hòn ngọc viễn đông một thuở, có thể nói rằng hiện tại, điều dễ nhận thấy nhất nơi đây là nạn kẹt xe và ngập lụt, buổi sáng đi ra đường, cảm giác như mình đang đi trong một tổ mối và mỗi người là một con mối thợ, trôi lăn theo nhịp chảy của Sài Gòn. Nạn kẹt xe, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhiều gia đình và kinh tế của thành phố. Giải quyết nạn kẹt xe, dường như chính quyền Sài Gòn bất lực. Nhưng thiết nghĩ, với biện pháp dưới đây, có thể hi vọng Sài Gòn hết kẹt xe?

Cấm lễ hội tôn giáo, Cộng sản đã cho thấy điều gì?

Chuyện này không phải mới, nhưng cách làm của nhà cầm quyền Cộng sản trong thời gian gần đây khiến cho người ta phải đặt câu hỏi về vị trí khá mới mẻ của nhà lãnh đạo Cộng sản: Họ đang tự đặt mình vào tư thế một đảng khấu? Vị trí lãnh đạo quốc gia của người Cộng sản đã hoàn toàn mất?

Chúng ta đang rơi vào bẫy li gián!

Khi nói về, nghĩ về dân tộc, quốc gia, người ta nghĩ đến những người cùng chung ngôn ngữ, chung dòng máu, chung màu da, chung biên giới địa lý và chung cả những thăng trầm sử lịch. Người Việt có quá nhiều cái chung, và cái chung nào cũng nhuộm thắm màu máu và mặn chát nước mắt.

Cái chung của người Việt trải qua hàng ngàn năm nô lệ giặc Tàu, hàng trăm năm đô hộ giặc Tây, hàng chục năm nội chiến từng ngày và hàng triệu giờ li tán, điêu linh.

Số đông người Việt cuồng si Cộng sản?

 

Tôi đặt đề từ như vậy nghe rất trái khoáy và chói tai, nhưng đó là sự thật, đa số người Việt cuồng si Cộng sản. Và người Việt cho đến hiện tại vẫn không chạm tới hạnh phúc được bởi số đông cuồng si Cộng sản. Vì sao?

Vì đôi khi cuộc hôn ước giữa nhân dân và đảng cầm quyền giống như một cuộc hôn phối của một đôi vợ chồng. Và dù muốn hay không thì nhân dân vẫn đứng ở vai trò người vợ, người mẹ, còn nhà cầm quyền nắm vai trò người chồng, gia trưởng. Phép so sánh này rất khập khiểng nhưng lại rất hợp lý trong bối cảnh Việt Nam.

Domino suy sụp quyền lực, nhìn đâu cũng thấy cửa tử

Có thể nói rằng sau gần 50 năm nắm quyền lãnh đạo toàn đất nước Việt Nam, chưa bao giờ đảng Cộng sản Việt Nam gặp tình huống khó xử như hiện nay. Và đáng sợ hơn cho họ là họ đang gặp thế chân vạc ngoại giao, một trong những thế khó phá nhất của người độc tài bởi họ cũng là một trong những phần tử nằm trong thế chân vạc này.

Người Việt Campuchia bị tước giấy tờ - thêm một mảnh Việt Nam bị tháo rời

Trong tuần nay, Việt Nam xảy ra quá nhiều chuyện, từ chuyện một bà nội ruột đã giết chết cháu 20 ngày tuổi vì nghe theo lời thầy bói, chuyện một ông phó giáo sư tiến sĩ về hưu đòi thay đổi cách viết tiếng Việt và áp đặt nó trong nền giáo dục, chuyện người Việt Nam ở Campuchia bị tước giấy tờ tùy thân… Dường như chuyện nào cũng động trời và đều nằm chung trong một qui trình: Tháo Việt Nam thành từng mảnh rời.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon