You are here

Blog của VietTuSaiGon

Đánh “giặc dịch” hay đánh dân?

Cho đến lúc này, có thể nói rằng việc chống dịch, phòng dịch của Việt Nam đã thất bại, vấn đề còn lại là khắc phục hậu quả, khắc phục mọi rủi ro đã có và làm lại. Không thể nói khác được, bởi trước đây Việt Nam chủ quan, hào hứng và tự mãn bao nhiêu thì bây giờ, mọi chuyện trở nên tệ hại bấy nhiêu. Nghiệt nỗi, sự tệ hại, nghiệt ngã này đến từ cả hai phía: Nhân Dân và Nhà Nước.

Sài Gòn, im lặng hay cất tiếng?

Mấy ngày nay, các trang mạng xã hội nổi lên hình ảnh thanh niên “shipper” những hủ tro cốt, các hủ nằm lăn lóc, chồng chất trong một chiếc giỏ nhựa, hình ảnh này gây sốc với rất nhiều người. Và, người ta bắt đầu tìm hiểu nguồn gốc của tấm hình kinh động này thử nó là hình giả hay thật. Đáng buồn ở chỗ, nó thật, và sự thật này còn nấp bóng sau một sự thật khác đau lòng hơn! Tất cả mọi sự giấu giếm, dấm dúi của nhà cầm quyền trước bệnh dịch, chết chóc và đau khổ của người dân trong lúc này, lại là một nỗi đau khác.

Xin hãy giữ lòng trắc ẩn!

Tình yêu thương, thứ vốn liếng bản khai con người, nó như một thứ xúc tác khiến cho xã hội loài người có thể gắn chặt với nhau để vượt qua mọi thác ghềnh, chông gai, đau khổ, bi thảm và thảm họa… Nhưng chỉ có tình yêu không thôi e rằng không đủ, bởi có yêu thì có ghét, có thương thì có giận, có tôn trọng thì có khinh bỉ… Đương nhiên đây là hai thái cực cần thiết của thế giới loài người, nó là ranh giới để con người chọn đứng bên bờ bao dung, lớn lao hay hèn mạt, tệ hại.

Lạy Trời em còn biết yêu thương!

Giữa lúc này, khi mà thế giới trùng trùng đau nối đau, nước mắt nối nước mắt và chết chóc nối chết chóc… giữa tro tàn nhân loại, chỉ cần một tia hi vọng, lẩn khuất đâu đó trong mắt em, mắt tôi, mắt người… và những giọt nước mắt lăn xuống như một ghi dấu hay một thông điệp nói rằng em còn yêu thương, tôi còn yêu thương, người còn yêu thương, trái tim chúng ta đã se buốt vì đau buồn… Chỉ chừng đó, cũng đủ làm ấm lòng!

Lạc quan Cộng sản và cây cột điện

Lẽ ra lúc này tôi không nên bông phèng hay khôi hài dù bất cứ dưới dạng nào. Nhưng thú thực, càng chua chát vì Sài Gòn bao nhiêu, tôi lại nhớ đến câu nói của ông Nguyễn Xuân Phúc, cựu Thủ tướng bấy nhiêu: “Nếu cột điện ở Mỹ mà biết đi, nó sẽ về Việt Nam!”. Sau câu nói này chưa đầy nửa năm, mọi chuyện lại trở nên bi thảm, và mức độ bi thảm có thể chạm ngưỡng thảm kịch trong thời gian sắp tới. Bởi từ hai phía, cả nhân dân và nhà cầm quyền. Vì sao?

Nếu không bình tĩnh, chúng ta sẽ chết!

Đến thời điểm này, có thể nói rằng thân đập đã vỡ, vấn đề còn lại là Việt Nam chống chọi ra sao với thác lũ Covid-19. Bởi trước đây tôi từng đề cập, Việt Nam nằm sát sườn Trung Quốc, sát với rốn dịch, cũng giống như một ngôi làng sống bên cạnh thân đập, khi nó rò rỉ hoặc tràn nước thì ngôi làng có vẻ như bình yên bởi nước bắn ra xa, nhưng khi thân đập vỡ thì câu chuyện lại hoàn toàn khác. Thân đập ở đây chính là tinh thần, trang bị khoa học và khả năng quản lý, điều phối trong phòng chống dịch bệnh. Việt Nam đang gặp vấn đề trầm trọng.

Khi đất nước thành đứa bé béo phì

Sau nhiều biến cố, kể từ những năm sau 1975 đến nay, dường như Việt Nam có phát triển, thậm chí có phì đại về mặt tiền bạc, ở đây tôi không muốn nói đến nợ quốc gia hay các khoản tham nhũng hoặc những gian dối trong xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như quản lý kinh tế vĩ mô… Mà tôi muốn nói đến một sự thật khác: Việt Nam có phát triển về kinh tế, con người trở nên rủng rẻng tiền bạc, trừ một bộ phận không nhỏ đồng bào miền núi, thiểu số, vùng quê hẻo lánh còn nghèo khổ ra, số còn lại là phát triển, thậm chí rất phát triển về kinh tế.

Thời của thiếu vắng biểu mẫu

Thần tượng là thứ chủ nghĩa không có giá trị trong thế giới tri thức, bởi với người trí thức, biểu mẫu, năng lượng hay tư duy mới là vấn đề then chốt. Nhưng với đám đông xã hội loài người, chủ nghĩa thần tượng chưa bao giờ phai màu, nếu không muốn nói nó càng ngày càng trở nên khủng hoảng thừa. Và điều đáng sợ nhất là chủ nghĩa thần tượng mạnh nhất ở các quốc gia độc tài, với các quốc gia này, thần tượng là thứ duy nhất, là thức ăn tinh thần và là bàn thờ để đám đông con dân sùng bái, tín vọng.

Số phận của doanh nhân và nghệ sĩ xứ Việt

Điều này không loại trừ một ai, đã là doanh nhân hay nghệ sĩ xứ Việt từ quá khứ đến hiện tại dưới thời Cộng sản xã hội chủ nghĩa, có một qui ước chung: Hoặc là làm con hát mua vui cho giới chính trị nếu là nghệ sĩ, làm con lợn thịt cho giới chính trị nếu là doanh nhân. Vấn đề là bao giờ sẽ vứt bỏ con hát ra đường và bao giờ sẽ thịt con lợn. Đây là một thứ số phận nghiệt ngã, là mẫu số chúng của doanh nhân và nghệ sĩ.

Những cái lạ trong thời đại lạ

Chuyện hơi cũ, nhưng vẫn còn rất mới, bởi dịch cúm Vũ Hán vẫn đang bùng phát đợt thứ tư của nó tại thành phố Sài Gòn, một thành phố năng động và là động lực kinh tế của cả nước. Thành phố này đang phải thúc thủ, đặt vào trạng thái giãn cách xã hội, câu chuyện liên quan đến Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng. Người đứng đầu Hội cũng đã chính thức gửi thư xin lỗi, tuy nhiên, câu chuyện của Hội thánh lại làm tôi rợn tóc gáy khi liên tưởng đến vụ án Ôn Như Hầu hay cầu Chiêm Sơn, một bước triệt tiêu Quốc Dân Đảng và đưa các chí sĩ lên đoạn đầu đài.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon